Giải cứu thành công 2 công dân Việt Nam có dấu hiệu bị mua bán, cưỡng bức lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã bàn giao hồ sơ và 2 công dân cho Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng Việt Nam. 

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã bàn giao hồ sơ và 2 công dân cho Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng Việt Nam.

2 công dân nữ được giải cứu gồm chị N.T.M.A., và chị Q.T.L.

2 công dân nữ được giải cứu gồm chị N.T.M.A., và chị Q.T.L.

Sáng 29-3, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng Việt Nam phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh và Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh đã giải cứu thành công 2 công dân Việt Nam có dấu hiệu bị mua bán, cưỡng bức lao động từ đặc khu kinh tế Bò Kẹo (Lào) đưa về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).

Hai công dân nữ được giải cứu gồm chị N.T.M.A., (sinh năm 1994, trú quận 8, TPHCM) và chị Q.T.L., (sinh năm 2002, trú huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

Thông tin ban đầu, bằng chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”, khoảng tháng 2-2023, chị N.T.M.A., và Q.T.L., bị các đối tượng tội phạm mua bán người dụ dỗ, lôi kéo sang Myanmar làm việc văn phòng với mức lương 50 đến 60 triệu mỗi tháng.

Khi các nạn nhân sập bẫy, chúng bắt ép làm việc với hình thức sử dụng các tài khoản ảo trên App Price, App Walmark, Facebook, Zalo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người Việt Nam và người Trung Quốc.

Mỗi ngày, chúng bắt các nạn nhân làm việc từ 13 đến 15 tiếng và nếu không đủ chỉ tiêu sẽ bị đánh đập, chích điện, hành hạ, tra tấn về thể xác, tinh thần, yêu cầu nạn nhân gọi cho người nhà đòi tiền chuộc từ 150 đến 200 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó, các nạn nhân tiếp tục bị bán lại cho các công ty lừa đảo ở đặc khu kinh tế Bò Kẹo (Lào).

Cán bộ Bộ đội Biên phòng đón các nạn nhân tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Cán bộ Bộ đội Biên phòng đón các nạn nhân tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Hiện, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã bàn giao hồ sơ và 2 công dân cho Cục Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng Việt Nam để chuyển tuyến về Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh hỗ trợ tâm lý, sức khỏe, bàn giao cho gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.