Giải Báo chí tỉnh 2021: Những dấu ấn khó quên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tham gia Giải Báo chí tỉnh Gia Lai năm 2021, những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa cho thấy họ luôn bám sát yêu cầu nhiệm vụ, phản ánh đầy đủ, kịp thời dòng sự kiện chủ lưu nóng hổi, để lại nhiều dấu ấn khó quên cho độc giả.
Đậm “hơi thở” cuộc sống
Cuối tháng 10-2020, loạt bài 3 kỳ “Ly nông bất ly hương” của nhóm tác giả Phương Dung-Phương Duyên (Báo Gia Lai) lần lượt đăng tải trên báo Gia Lai. Loạt bài đặt ra “đề toán”: làm thế nào để người dân yên tâm bám đất, bám làng, phát triển kinh tế mà không phải rời xa quê hương? Nói về lý do ra đời của loạt bài, phóng viên Phương Dung chia sẻ: “Tại tỉnh Gia Lai vài năm trở lại đây, trước tác động của thiên tai, dịch bệnh cộng với giá cả nhiều mặt hàng nông sản bấp bênh, nhiều người đã chọn con đường đi xuất khẩu lao động hoặc tìm kiếm việc làm ở các tỉnh, thành trong nước. Hẳn nhiên, khi họ-những lao động chính-rời quê thì cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Đó là con cái thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ, ruộng đồng hoang hóa, mất cân đối lao động…Những điều đó đã thôi thúc chúng tôi xây dựng, triển khai thực hiện loạt bài “Ly nông bất ly lương” gồm 3 kỳ”. Qua 3 bài báo công phu, các tác giả đã phản ánh thực trạng cũng như tìm hiểu nguyên nhân của một trong những vấn đề bức xúc tại địa phương, từ đó kiếm tìm giải pháp giải quyết để người dân yên tâm sinh sống, bám đất, bám làng phát triển sản xuất, làm giàu trên chính quê hương mình. Bằng việc đeo bám, triển khai và giải quyết vấn đề sâu sắc, loạt bài này đã đạt giải A ở thể loại báo in tại Giải Báo chí tỉnh năm 2021.
Xuất sắc đạt giải A ở thể loại báo nói, tác phẩm “Xây dựng Đảng vùng đặc thù ở Gia Lai: Những điểm sáng” của tác giả Minh Lý (Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh) để lại cho thính giả khá nhiều ấn tượng trong cách thể hiện. Phóng viên Minh Lý tâm sự: “Trong quá trình đi cơ sở, tôi nhận thấy những vùng đặc thù như dân tộc thiểu số, tôn giáo gặp rất nhiều khó khăn khi phát triển Đảng. Thế nhưng, có một số nơi vượt khó, làm rất tốt công tác này như xã Hà Đông (huyện Đak Đoa) hay làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai), rất đáng để nêu gương, là điểm sáng để các nơi khác học hỏi, làm theo”. Tác giả cũng bày tỏ, đề tài về công tác xây dựng Đảng thường rất khô khan, khó làm cho hay, nhất là với phát thanh. Vì thế, khi triển khai thực hiện, chị cố gắng thêm tiếng động thực tế, đưa đề tài về xây dựng Đảng đến gần hơn với cuộc sống.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông trao giải A Giải Báo chí tỉnh lần thứ 9-2020 cho các tác giả, nhóm tác giả. Ảnh: Đức Thụy
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông trao giải A Giải Báo chí tỉnh lần thứ 9-2020 cho các tác giả, nhóm tác giả. Ảnh: Đức Thụy
Đầu tư phát triển năng lượng tái tạo là lĩnh vực nhận được sự quan tâm đặc biệt của cán bộ, Nhân dân trong tỉnh. Để đáp ứng yêu cầu thông tin quan trọng này, nhóm phóng viên Hồng Uyên-R’Piên-Duy Toàn (Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh) đã triển khai phóng sự truyền hình “Phát triển năng lượng tái tạo-Cú hích phát triển kinh tế Gia Lai”. “Phóng sự khẳng định thành công của Gia Lai trong công tác thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh thông qua việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. Ngoài lợi thế về phát triển nông nghiệp, Gia Lai còn được đánh giá là có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo và đang trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư lĩnh vực này. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp song việc thu hút và triển khai các dự án năng lượng tái tạo, trong đó có các dự án điện gió... giúp tỉnh duy trì ổn định tăng trưởng kinh tế”-phóng viên Hồng Uyên bộc bạch. Phóng sự đã đạt giải B thể loại báo hình (không có giải A) tại Giải Báo chí tỉnh năm 2021.
Bám sát nhiệm vụ chính trị, đội ngũ người làm báo chuyên và không chuyên cũng tập trung chuyển tải đến công chúng cuộc chiến chống dịch Covid-19 với hình ảnh đầy xúc động của những y-bác sĩ, các lực lượng nơi tuyến đầu trong phóng sự truyền hình “Xin cảm ơn những chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch” (nhóm tác giả Kim Châu-Lệ Xuân-R’Piên-Nguyễn Sang, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh); “Trận chiến” với dịch Covid-19 ở thị xã Ayun Pa (tác giả Nguyễn Sang, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã Ayun Pa); “Chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch” (tác giả Như Nguyện, Báo Gia Lai)… Bức tranh toàn cảnh Gia Lai còn được thể hiện trong các tác phẩm: “Kinh tế Gia Lai 2020: Chinh phục mục tiêu kép” (nhóm tác giả Mỹ Linh-Ngọc Hà-Viễn Khánh-Duy Linh, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh); “Linh thiêng Tây Sơn Thượng đạo” (nhóm tác giả Kim Ngân-Đức Hải-Thanh Sáng-Năng Hùng, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh); “Cây thuốc lá: Hệ lụy phá rừng” (nhóm tác giả Vĩnh Hoàng-Quang Tấn, Báo Gia Lai); “Cà phê hết thời “cây vàng”, công nhân về đâu?” (tác giả Ngọc Tấn, Báo Nông thôn ngày nay)…
Mùa giải báo chí thành công
Theo kết quả từ Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí tỉnh năm 2021, có 33 tác phẩm đoạt giải (trong đó 13 tác phẩm báo hình, 10 tác phẩm báo in, 10 tác phẩm báo nói). Có 2 giải A (báo hình không có giải A), 6 giải B, 10 giải C, 15 giải Khuyến khích)
Giải Báo chí tỉnh năm 2021 tập hợp 105 tác phẩm thuộc 3 loại hình: báo hình, báo nói và báo in của các tác giả, nhóm tác giả công tác tại các cơ quan báo chí đứng chân trên địa bàn tỉnh tham gia dự thi. Trong đó, ở loại hình báo in có 44 tác phẩm, tăng gấp đôi so với giải năm 2020. Nhà báo Lương Văn Danh-Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai, thành viên Hội đồng sơ khảo báo in-cho hay: “So với năm ngoái, từ số lượng đến chất lượng các tác phẩm báo in tham gia giải đều tăng. Các nhà báo, phóng viên đã thể hiện tâm huyết, đầu tư kỹ càng, chỉn chu cho tác phẩm từ khâu phát hiện, lựa chọn đề tài, cách khai thác thông tin cho đến lối thể hiện. Hơn hết, các tác phẩm đều bám sát dòng sự kiện chủ lưu như vấn đề lao động việc làm, giáo dục đào tạo, năng lượng tái tạo, phòng-chống dịch Covid-19…”. Trong khi đó, đánh giá về loại hình báo hình, nhà báo Đặng Huy Cường-Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Chủ tịch Hội đồng sơ khảo báo hình-cho biết: “Các phóng viên, nhà báo trên địa bàn tỉnh đã và đang hoàn thành tốt vai trò “thư ký của thời đại”. Từ những biến động của thực tế cuộc sống hay những bước chuyển mình của địa phương trong từng lĩnh vực cho đến từng số phận con người, từng câu chuyện đời qua tay các phóng viên đã trở thành “những món ăn tinh thần” được đầu tư công phu để gửi đến khán giả. Các tác phẩm báo hình giúp khán giả có thể hình dung bức tranh toàn cảnh về quê hương Gia Lai với nhiều sắc màu và cung bậc cảm xúc”.
Đặc biệt, mùa giải năm nay ghi dấu ấn của những gương mặt nữ như: Phương Duyên, Phương Dung, Hồng Thi, Hà Duy, Thảo Nguyên (Báo Gia Lai); Hồng Uyên, Kim Châu, Hòa Giang, Mỹ Linh, Ngọc Hà, Mỹ Tiến, Nhâm Dung, Thiên Thanh (Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh), Lan Anh, Nguyễn Hiền (Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Pơ)… Theo nhà báo Lương Văn Danh, đây là kết quả rất đáng mừng khi các nhà báo, phóng viên nữ khẳng định tài năng, sức trẻ, sự nhiệt huyết, năng động trong quá trình tác nghiệp. Bằng cảm nhận tinh tế, đặt vấn đề dưới nhiều góc nhìn để soi xét, nhiều tác giả đã đem lại sự phong phú, đa dạng về mặt đề tài, nội dung, tạo được nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Quốc Anh-Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh, Phó Trưởng ban tổ chức Giải Báo chí tỉnh năm 2021-đánh giá: “Một mùa giải báo chí tỉnh đã khép lại hết sức thành công. Sân chơi nghề nghiệp dành cho những người làm báo ngày càng chứng tỏ sức hút, uy tín, xứng đáng là nơi để người cầm bút trau dồi, thể hiện và khẳng định bản thân”.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null