Gia Lai tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Đó là mục tiêu chung đề ra tại Kế hoạch số 543/KH-UBND do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch ký ban hành vào ngày 11-3-2024 nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch số 189-KH/TU ngày 7-12-2023 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4-5-2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Một tiết thực hành của sinh viên Khoa Nghiệp vụ-Du lịch (Trường Cao đẳng Gia Lai). Ảnh: Mộc Trà
Một tiết thực hành của sinh viên Khoa Nghiệp vụ-Du lịch (Trường Cao đẳng Gia Lai). Ảnh: Mộc Trà

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh thu hút khoảng 50-55% học sinh trung học vào hệ thống GDNN; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động; có 1 trường cao đẳng thuộc địa phương quản lý đạt trường chất lượng cao, bước đầu tiếp cận trình độ các nước ASEAN.

Hệ thống ngành, nghề trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh được đầu tư đồng bộ đáp ứng tổ chức đào tạo tại trường cao đẳng chất lượng cao; trong đó 1-2 ngành, nghề, lĩnh vực có năng lực cạnh tranh trong nước về chất lượng đào tạo. Đến năm 2045, đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao, bắt kịp trình độ tiên tiến của các nước phát triển.

Để thực hiện mục tiêu trên, UBND tỉnh đề ra 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, gồm: tăng cường chỉ đạo, quản lý và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN; rà soát, thực hiện chính sách, pháp luật về GDNN; đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, nâng cấp và chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo; nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về GDNN giữa Nhà nước-nhà trường-doanh nghiệp; tăng cường nguồn lực và đẩy mạnh hội nhập quốc tế về GDNN.

Cần chú trọng các ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo có thế mạnh gắn với nhu cầu thị trường lao động. Ảnh: Mộc Trà
Cần chú trọng các ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo có thế mạnh gắn với nhu cầu thị trường lao động. Ảnh: Mộc Trà

Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm (trước ngày 15-12) và đột xuất (khi có yêu cầu) báo cáo kết quả về UBND tỉnh.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để xử lý theo thẩm quyền; nếu vượt thẩm quyền báo cáo về UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Được biết, kinh phí thực hiện kế hoạch này được trích từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành; nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác; nguồn thu hợp pháp của các cơ sở GDNN và nguồn tài trợ, huy động của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước cùng các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức tại Luật Cán bộ công chức hiện hành gồm: Ngạch công chức và bổ nhiệm vào ngạch công chức; chuyển ngạch công chức; nâng ngạch công chức; tổ chức thi nâng ngạch công chức; các nội dung liên quan đến ngạch công chức.