Gia Lai: Nhận hồ sơ đăng ký dự thi tiếng Hàn theo Chương trình EPS trong ngành đóng tàu năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai vừa có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ người lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn theo Chương trình EPS trong ngành đóng tàu năm 2023.

Theo đó, thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 16-10 đến 18-10-2023 (buổi sáng từ 8-11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ). Địa điểm tiếp nhận tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai (số 10 Hai Bà Trưng, phường Tây Sơn, TP. Pleiku).

Riêng thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia thi đánh giá năng lực từ ngày 13-11 đến 15-11-2023 (buổi sáng từ 8-11 giờ, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ). Người lao động không bắt buộc đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá năng lực. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có nguyện vọng đăng ký tham gia nộp hồ sơ đánh giá năng lực, người lao động bắt buộc phải đạt kết quả kỳ thi tiếng Hàn ở vòng 1 và cần có kinh nghiệm làm việc/tốt nghiệp các ngành liên quan đến lĩnh vực đã đăng ký/được cấp chứng chỉ đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc tập huấn ngắn hạn/có chứng chỉ nghề quốc gia. Người lao động truy cập website: colab.gov.vn (mục tải biểu mẫu) để tải mẫu hồ sơ đăng ký tham gia dự thi.

Chương trình EPS tuyển 1.149 lao động sang làm việc trong ngành đóng tàu tại Hàn Quốc. Ảnh minh họa
Chương trình EPS tuyển 1.149 lao động sang làm việc trong ngành đóng tàu tại Hàn Quốc. Ảnh minh họa

Ngành tuyển chọn là đóng tàu, bao gồm các nghề: giàn giáo; bảo ôn, cách nhiệt; mài; hàn; hệ thống ống dẫn, máy cơ khí, mộc, điện và công việc khác liên quan với chỉ tiêu 1.149 người. Người lao động phải trực tiếp đến đăng ký tại địa điểm tiếp nhận đăng ký thi, không nhờ người khác đăng ký hộ. Khi đến, người lao động phải chuẩn bị các giấy tờ liên quan khi đến đăng ký. Cụ thể: 2 ảnh chân dung kích thước 3,5cm x 4,5 cm (chụp trong vòng 3 tháng gần nhất, không có viền, ảnh sạch và rõ nét, không chỉnh sửa, sử dụng phông trắng, mặc áo tối màu); bản gốc và 1 bản photo Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu; hộ chiếu sử dụng xuất cảnh Hàn Quốc lần gần nhất (đối với người về nước đúng hạn hợp đồng). Lệ phí dự thi (để chuyển cho phía Hàn Quốc) thu bằng tiền Việt Nam, tương đương 24 USD/người.

Về điều kiện chung, người lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn ngành đóng tàu năm 2023 phải đủ từ 18 đến 39 tuổi (sinh trong khoảng thời gian từ ngày 17-10-1983 đến 16-10-2005); có hộ khẩu thường trú tại địa bàn tỉnh Gia Lai; không có án tích theo quy định của pháp luật; chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc; nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc (bao gồm cư trú hợp pháp và bất hợp pháp) theo Visa E9 (lao động EPS) hoặc/và visa E10 (thuyền viên tàu đánh cá) thì thời gian cư trú phải dưới 5 năm; không bị cấm xuất cảnh Việt Nam; không có thân nhân (bố, mẹ, con đẻ; anh, chị, em ruột; vợ hoặc chồng) đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc; đủ sức khỏe đi làm việc tại nước ngoài theo quy định của Bộ Y tế; không bị mù màu, rối loạn sắc giác. Người lao động bị đứt, cụt ngón tay hoặc chấn thương, dị tật cột sống vẫn được đăng ký dự thi, tuy nhiên việc xét tuyển sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra tay nghề. Trường hợp người lao động đã đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS thì phải về nước đúng hạn hợp đồng; trong trường hợp từng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc thì đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách miễn xử phạt đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện trình diện để về nước.

Thời gian thi tuyển dự kiến vòng 1 (thi tiếng Hàn) từ ngày 30-10 đến 3-11-2023 hoặc cho đến khi kết thúc, căn cứ vào thực tế số lượng lao động đăng ký; vòng 2 (kiểm tra tay nghề (bắt buộc) và đánh giá năng lực (không bắt buộc)) từ ngày 11-12 đến ngày 13-12-2023. Thời gian thông báo kết quả vòng 1 dự kiến vào ngày 13-11-2023; vòng 2 vào ngày 20-12-2023. Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ có văn bản thông báo về cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, đồng thời, thông báo trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Lao động ngoài nước tại địa chỉ: www.colab.gov.vn về thời gian, địa điểm tổ chức thi.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cũng khuyến nghị, trong kỳ tuyển chọn này, số lượng tuyển chọn không nhiều, vì vậy, người lao động cần chuẩn bị tốt về năng lực tiếng Hàn. Trong trường hợp mới học hoặc chưa học tiếng Hàn có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS không nên đăng ký dự thi trong đợt này mà có thể đăng ký trong các đợt tiếp theo để tránh lãng phí.

Ngoài ra, ngành đóng tàu đòi hỏi sức khỏe, chịu đựng được môi trường làm việc vất vả, nặng nhọc nên chủ sử dụng lao động có xu hướng tuyển chọn lao động là nam giới, người lao động nữ nên cân nhắc khi đăng ký dự tuyển. Ngành đóng tàu yêu cầu các năng lực và kinh nghiệm đặc thù, người lao động cần xác định đảm bảo năng lực, sức khỏe và các kỹ năng để làm việc trong ngành này, hạn chế các trường hợp sau khi nhập cảnh không làm được việc phải về nước do không được chuyển sang các doanh nghiệp trong các ngành khác như: sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, ngư nghiệp…

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm

Đức Cơ tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm

(GLO)- Ngày 27 và 28-11, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đức Cơ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai và các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm tại 2 xã Ia Din và Ia Dom.
Gia Lai: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả

Gia Lai: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả

(GLO)- Thị trường lao động đóng vai trò quan trọng trong việc huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Những năm qua, việc phát triển thị trường lao động của tỉnh Gia Lai luôn hướng đến sự linh hoạt, đồng bộ, hiện đại và mang tính bền vững.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ cuối: Cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và doanh nghiệp

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ cuối: Cần sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và doanh nghiệp

(GLO)- Để đẩy mạnh hơn nữa công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài rất cần sự chung tay đồng hành của chính quyền và các doanh nghiệp trong tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm. Đặc biệt là giúp NLĐ hiểu rõ các chính sách, tìm cơ hội phù hợp với năng lực cũng như nhận biết dấu hiệu bị lôi kéo, dụ dỗ đi lao động ở nước ngoài trái pháp luật.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 3: Còn nhiều khó khăn, bất cập

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 3: Còn nhiều khó khăn, bất cập

(GLO)- Mặc dù số lượng người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày càng tăng, song chủ yếu là lao động phổ thông ở các thị trường có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, một số cơ chế hỗ trợ chưa phù hợp với các đối tượng có nhu cầu xuất khẩu lao động (XKLĐ). Thiếu vốn, thiếu thông tin và kiến thức, hạn chế về tay nghề cũng là rào cản khiến công tác XKLĐ gặp không ít khó khăn.
“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 2: Nhiều chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài

“Chìa khóa” giảm nghèo - Kỳ 2: Nhiều chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài

(GLO)- Nhằm thúc đẩy công tác đưa người lao động (NLĐ) làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các ngành và địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp. Trong đó, vay vốn, đào tạo nghề, giáo dục định hướng và hỗ trợ khởi nghiệp sau khi về nước là động lực để ngày càng có nhiều NLĐ đăng ký làm việc tại nước ngoài.