Gia Lai: Người dân kêu cứu trước ô nhiễm từ trang trại chăn nuôi heo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mùi hôi thối nồng nặc, nguồn nước bị ô nhiễm, đất canh tác bị hủy hoại, sức khỏe của người dân bị đe dọa, đó là những gì người dân nơi đây phải gánh chịu suốt thời gian qua.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Hàng chục hộ dân xã H'bông, huyện Chư Sê (Gia Lai) đang sống trong cảnh ô nhiễm nghiêm trọng do việc xả thải của trang trại chăn nuôi heo (10.000 con) gây ra.

Mùi hôi thối nồng nặc, nguồn nước bị ô nhiễm, đất canh tác bị hủy hoại, sức khỏe của người dân bị đe dọa, đó là những gì người dân nơi đây phải gánh chịu suốt thời gian qua.

Được đầu tư, xây dựng cách đây khoảng 5 năm, trang trại này do ông Trịnh Xuân Thường (trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai) làm chủ.

Trang trại gồm 2 khu chăn nuôi heo riêng biệt, với công suất nuôi 10.000 con, nằm cách khu dân cư chưa đầy 1km và có hệ thống xử lý chất thải.

Các hồ chứa nước thải được làm theo kiểu bể lọc, lót bạt đơn giản và không được che phủ kỹ lưỡng. Mùi hôi thối từ phân và nước thải bốc lên nồng nặc, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, khiến người dân xung quanh khó thở và buồn nôn.

Anh Nguyễn Trọng Tam, thôn Ia Sa, xã H'bông bức xúc: Người dân nơi đây không thể chịu đựng được nữa. Mùi hôi thối khiến dân làng không thể ăn uống, ngủ nghỉ, nhất là thời điểm nắng nóng như hiện nay. Mấy cụm dân cư thuộc thôn Ia Sa đều bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối này. Người dân lo lắng cho sức khỏe của gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Không chỉ ô nhiễm không khí, nguồn nước tại đây cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người dân sống quanh khu vực này cho biết, nước sinh hoạt đa số lấy từ giếng, có mùi khó chịu, không thể sử dụng. Điều này khiến mọi người đều lo ngại nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải từ trang trại, gây nguy cơ về các bệnh ngoài da, tiêu hóa và ung thư.

Cách khu dân cư làng Tnung, xã H'bông không xa, gần 3 ha đất trồng lúa và hoa màu của 10 hộ dân người dân tộc thiểu số không thể canh tác được. Lý giải cho điều này, anh RơLan Kíp, một hộ dân có đất canh tác chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải từ trang trại heo nói trên cho biết, cứ vào mùa mưa, nước thải có màu xanh từ các hồ chứa của trang trại heo xả thẳng ra ngoài chảy vào ruộng lúa của gia đình anh và các hộ dân bên cạnh, khiến cho lúa, hoa màu, cây trồng đều hư hỏng, chết.

“Đất đai đen ngòm, không thể trồng trọt gì được. Lúa trồng lên cho hạt đen, không đạt năng suất, gạo nấu ra có mùi hôi không thể ăn được.”- anh RơLan Kíp bức xúc.

Ông Thân Văn Hiên, làng Tnung, xã H'bông, cho hay, người dân làng Tnung gửi đơn kiến nghị, kêu cứu khắp nơi, nhưng đâu lại vào đấy. Chủ trang trại hứa sẽ có biện pháp cải thiện nhưng chỉ là những lời hứa "hão." Bà con đợi rất lâu cũng không thấy tình hình tiến triển.

Ông Trịnh Xuân Thường, chủ trang trại chăn nuôi heo nói trên đã thừa nhận mùi hôi thối đôi khi có thể ảnh hưởng đến người dân sống xung quanh.

Theo ông Thường, làm ngành chăn nuôi thì đều làm theo quy trình chung và trang trại làm đúng theo các quy định đánh giá tác động môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Nhưng tình trạng này chỉ xảy ra thỉnh thoảng, khi có trục trặc với hệ thống thiết bị xử lý chất thải.

Ông Thường cho biết thêm, trang trại chăn nuôi heo của gia đình đang hoạt động với hình thức nuôi heo gia công cho công ty Hàn Quốc, với số lượng 10.000 con và toàn bộ giống cũng như thức ăn đều do công ty này cung cấp. Ông Thường khẳng định trang trại hoạt động đúng quy định và có đầy đủ giấy tờ liên quan.

Trước tình trạng này, người dân mong các cấp chính quyền sớm vào cuộc để xử lý dứt điểm, bảo đảm cho sức khỏe và môi trường sống xung quanh.

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.