Gia Lai: Làng mai ở phố núi Pleiku tất bật cho vụ hoa Tết Giáp Thìn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hòa cùng niềm vui Xuân mới, đồng bào dân tộc Jrai, xã Ia Kênh, thành phố Pleiku, đang tất bật chăm mai rừng để cây trổ hoa đúng dịp Tết cổ truyền, phục vụ nhu cầu chơi hoa của khách trong khu vực.
Người trồng mai ở xã Ia Kênh, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, tất bật cho vụ hoa Tết 2024. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

Người trồng mai ở xã Ia Kênh, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, tất bật cho vụ hoa Tết 2024. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

Tết đến, Xuân về muôn hoa khoe sắc, người dân phố núi Pleiku, tỉnh Gia Lai, cũng náo nức đón Xuân Giáp Thìn 2024.

Hòa cùng niềm vui Xuân mới, đồng bào dân tộc Jrai, xã Ia Kênh, thành phố Pleiku, đang tất bật chăm mai rừng để cây trổ hoa đúng dịp Tết cổ truyền, phục vụ nhu cầu chơi hoa của khách hàng trong khu vực.

Dọc những con đường của xã Ia Kênh, nhiều vườn mai vàng đã bắt đầu bung cánh như vườn mai làng Thong Yố của ông Puih Plêl; vườn mai Huynh Đệ của ông Siu Suik tại làng Mơ Nú. Đặc biệt, tại vườn của ông Răh Lan Luih (làng Mơ Nú), cây mai không chỉ được trồng tập trung thành vườn mà còn xen canh với cây càphê, đảm bảo sự đa dạng giữa các cây trồng, tạo tối ưu hóa lợi nhuận trên cùng một diện tích đất.

Ông Luih cho biết những gốc mai trồng tại vườn đều là giống mai rừng. Khi lên rừng làm rẫy, thấy vẻ đẹp của hoa rừng, ông quyết định mang về trồng thử. Hợp thổ nhưỡng nên cây phát triển tốt cho hoa đẹp. Thấy trồng mai rừng cho hiệu quả kinh tế, người dân trong vùng cũng học ông trồng theo, nhân rộng mô hình. Qua đó, xã Ia Kênh trở thành nơi phủ màu vàng của những cánh hoa mai rừng mỗi độ Tết đến, Xuân về.

Để có hoa đúng dịp Tết, mai được người dân nhặt hết lá trước Tết 20 ngày, loại bỏ lá cũ, tưới nước, xử lý cành khô. Trong trường hợp thời tiết lạnh, người dân tích cực tưới nước cả gốc lẫn tán bông. Khi thời tiết nóng, mọi người hạn chế tưới, chỉ tập trung tưới gốc để đảm bảo hoa sẽ nở đúng vào dịp Tết.

Người trồng mai ở xã Ia Kênh, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cắt tỉa cành cho vụ hoa Tết 2024. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

Người trồng mai ở xã Ia Kênh, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cắt tỉa cành cho vụ hoa Tết 2024. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

Giá của cây mai phụ thuộc vào kích thước, với gốc hoành to trên 30cm có giá từ 4-6 triệu đồng vào dịp Tết, tùy thuộc vào lượng bông trên cây. Mai của xã Ia Kênh nhiều năm nay phục vụ nhu cầu chơi hoa của người dân thành phố Pleiku. Tuy nhiên, mô hình này được người dân phát triển tự nhiên, chưa áp dụng quy trình kỹ thuật vào chăm sóc nên cây thành phẩm vẫn chưa đạt giá trị cao.

Theo ông Kpă Duan, Bí thư Đảng ủy xã Ia Kênh, để phát triển bền vững mô hình trồng mai vàng, ông đề xuất mở các lớp tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật để bà con tiếp cận được những phương pháp mới và áp dụng kỹ thuật vào việc trồng mai nhằm tăng năng suất, mang lại lợi ích kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, trên địa bàn xã Ia Kênh có trên 250 hộ trồng mai với tổng diện tích trên 20ha, thu nhập ổn định khoảng 35 triệu đồng/năm. Những vườn mai rực rỡ nối tiếp nhau trong xã Ia Kênh của phố núi Pleiku tạo nên bức tranh Xuân sống động.

Dưới nắng Xuân óng ả, màu vàng của hoa mai hòa vào sắc trắng tinh khôi của hoa cà phê như báo hiệu một năm mới thịnh vượng trên vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên hùng vỹ.

Có thể bạn quan tâm

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.