Gia Lai: Hướng dẫn tạm thời áp dụng các hình thức cách ly y tế để phòng-chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 395/CV-BCĐ về việc hướng dẫn tạm thời áp dụng các hình thức cách ly y tế để phòng-chống dịch Covid-19.
Ngày 30-7-2021, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh đã ban hành Công văn số 226/CV-BCĐ về việc hướng dẫn tạm thời áp dụng các hình thức cách ly y tế để phòng-chống dịch Covid-19. Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai đang diễn biến mới, tỉnh đã triển khai lấy mẫu xét nghiệm mỗi 3 ngày và bệnh nhân có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính liên tiếp mới xuất viện nhưng tỷ lệ tái dương tính vẫn tăng cao; xuất hiện trường hợp dương tính sau thời gian cách ly tập trung 14 ngày về cách ly tại nhà, người về từ vùng dịch có tỷ lệ dương tính cao, người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn bị nhiễm SARS-CoV-2.
Để tiếp tục thực hiện tốt nội dung Công văn số 6386/BYT-MT ngày 6-8-2021 về việc áp dụng biện pháp phòng-chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch Covid-19, Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30-7-2021 của Bộ Y tế về về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng-chống Covid-19” và triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 phù hợp với quan điểm sức khỏe tính mạng là trên hết, trước hết, triển khai các biện pháp trong chống dịch sớm hơn một bước, cao hơn một bậc, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh đã báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trao đổi xin ý kiến chuyên môn của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên và căn cứ tình hình năng lực tiếp nhận tại khu cách ly tập trung và khu điều trị Covid-19 của tỉnh thống nhất triển khai hướng dẫn tạm thời áp dụng các hình thức cách ly y tế để phòng-chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh như sau:
Người dân từ các vùng dịch ồ ạt về tỉnh khiến các khu cách ly tập trung quá tải trong thời gian gần đây. Ảnh: Như Nguyện
Người dân từ các vùng dịch ồ ạt về tỉnh khiến các khu cách ly tập trung quá tải trong thời gian gần đây. Ảnh: Như Nguyện
Về cách ly điều trị bệnh nhân Covid-19: Bắt buộc cách ly điều trị tại cơ sở y tế đối với tất cả các trường hợp có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, kể cả các trường hợp tái dương tính sau khi xuất viện. Cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 thực hiện tiếp nhận bệnh nhân theo phân tầng điều trị và chỉ định của Sở Y tế. Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 mỗi 3 ngày (thời gian cách nhau 72 giờ), trong đó xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho bệnh nhân dương tính (bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trước đó) cho đến khi có kết quả test nhanh âm tính lần 1 và được xét nghiệm khẳng định lại bằng phương pháp RT-PCR. Công dân đủ điều kiện xuất viện khi có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 05 lần liên tiếp và có kết quả hội chẩn lâm sàng, cận lâm sàng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đối với những người đến/về từ các khu vực có dịch Covid-19 thuộc diện cách ly tập trung (được cập nhật thường xuyên trên website của Sở Y tế Gia Lai tại địa chỉ: https://syt.gialai.gov.vn).
Đối với những người về từ các tỉnh, thành phố, khu vực đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoặc tương đương, hoặc áp dụng cao hơn: Yêu cầu người dân không tự ý di chuyển từ tỉnh, thành phố nơi cư trú đến địa phương khác cho đến khi hết thời gian giãn cách theo Công điện số 1063/CĐ-TTg ngày 31-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày kể từ ngày đến/về địa phương, tiếp tục cách ly y tế tại nhà 14 ngày tiếp theo. Trong thời gian cách ly tập trung, thực hiện xét nghiệm 3 lần vào ngày 1, ngày 7 và ngày 13; trong thời gian cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú xét nghiệm vào ngày 7 và ngày 14 (tính từ khi có quyết định cách ly y tế tại nhà). Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử trí theo quy định.
Đối với các trường hợp đặc biệt được chính quyền địa phương cho phép di chuyển đến địa phương khác: thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch theo quy định. Riêng đối tượng là người bệnh xuất viện phải có đầy đủ hồ sơ xác nhận đã điều trị khỏi Covid-19, giấy xác nhận âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm đến/về địa phương.
Cùng với đó, Công văn có những hướng dẫn cụ thể đối với người tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính (Fl); công tác quản lý công dân khi cách ly tại nhà/nơi cư trú; những người tham gia các đoàn công tác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực có dịch hoặc đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoặc áp dụng cao hơn (trừ các trường hợp F1 hoặc các trường hợp F2); người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực có dịch; người đã tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 hoặc khỏi bệnh Covid-19 tại nước ngoài.
PHAN KIỀU

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?