Gia Lai đặt mục tiêu trồng 1,6 triệu cây xanh mỗi năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 12-8, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn.

Theo đó, Kế hoạch đặt nhiệm vụ đến hết năm 2025, toàn tỉnh trồng 40 triệu cây xanh. Trong đó: hoàn thành nhiệm vụ trồng mới thành công 8 triệu cây xanh phân tán, tương đương 8.000 ha (bình quân 1,6 triệu cây xanh/năm) và trồng 32.000 ha rừng trồng tập trung, tương đương 32 triệu cây xanh (bình quân 6.400 ha/năm, tương đương 6,4 triệu cây xanh) trong rừng phòng hộ, sản xuất trên địa bàn tỉnh.

 Đoàn viên, thanh niên Huyện Đoàn Chư Păh trồng cây xanh tại Công viên thị trấn Ia Ly. Ảnh: Phan Lài
Đoàn viên, thanh niên Huyện Đoàn Chư Păh trồng cây xanh tại Công viên thị trấn Ia Ly. Ảnh: Phan Lài


Cùng với đó, quan tâm trồng cây xanh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, ở cả khu vực đô thị và nông thôn nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan, góp phần xây dựng nông thôn xanh-sạch-đẹp và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch bao gồm: Ngân sách nhà nước; các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư trồng rừng phòng hộ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất thuộc dự án các Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2021-2025, gồm ngân sách Trung ương là 49,05 tỷ đồng, ngân sách địa phương bổ sung phần kinh phí còn thiếu theo thiết kế, dự toán để đầu tư trồng 700 ha rừng phòng hộ với kinh phí 25,2 tỷ đồng.

Ngân sách trung ương cấp thực hiện trồng rừng đặc dụng 50 ha với kinh phí 4,3 tỷ đồng. Nguồn vốn trồng rừng thay thế 334 ha với kinh phí 21,44 tỷ đồng.

Vốn dịch vụ môi trường rừng 2 tỷ đồng. Hàng năm Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh sẽ hỗ trợ 400 triệu đồng cho các địa phương trên địa bàn tỉnh để tổ chức trồng cây phân tán.

Phần vốn còn lại để thực hiện chương trình là 2.502 tỷ đồng sẽ thực hiện việc huy động các nguồn vốn xã hội hóa (vốn doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân...) đầu tư trồng rừng.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tự cân đối kinh phí (từ nguồn ngân sách, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác, vốn huy động hợp pháp khác …) để tổ chức trồng và chăm sóc cây trồng phân tán, đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao. Doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân chủ động bố trí kinh phí đầu tư trồng rừng sản xuất.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu việc thực hiện yêu cầu phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp Nhân dân tham gia trồng cây, trồng rừng. Đảm bảo mỗi người dân hàng năm trồng ít nhất 1 cây xanh.


>> Phụ lục kế hoạch trồng mới 40 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025

 

PHƯƠNG VI

 

Có thể bạn quan tâm

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.

An cư sau cuộc đại di dời

An cư sau cuộc đại di dời

Cuộc đại chỉnh trang đô thị liên quan gần 40.000 căn nhà trên và ven kênh rạch trong 5 năm tới mà TP.HCM đang nghiên cứu mở ra nhiều không gian phát triển mới, nhưng cũng đi kèm việc tìm lời giải cho những mối quan tâm đặc biệt của người dân.

Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.

Khu vực đường Trần Hưng Đạo-đường Nguyễn Văn Trỗi-đường Nguyễn Thái Học-đường Hùng Vương vừa được điều chỉnh thành khu vực có tính chất là đất cơ quan và đất công cộng-dịch vụ đô thị. Ảnh: Hà Duy

Pleiku: Chú trọng chất lượng quy hoạch phân khu

(GLO)- Quy hoạch phân khu là sự phân chia các khu vực trong đô thị một cách khoa học giúp tối ưu hóa việc sử dụng không gian và tài nguyên. Vì vậy, TP. Pleiku rất chú trọng đến công tác này nhằm xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa.

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.