Gia Lai đạt 1 giải đặc biệt, 2 giải A cuộc thi viết chủ đề Cảnh sát cơ động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Chiều 22-3, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức tổng kết trao giải các cuộc thi ảnh nghệ thuật, mỹ thuật, văn học và âm nhạc nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974-15/4/2024).

Sau 4 tháng phát động, với cuộc thi viết chủ đề “Cảnh sát cơ động-Lá chắn thép bảo vệ bình yên cuộc sống”, Ban Tổ chức nhận được 525 tác phẩm gửi về tham dự và đã chọn trao 1 giải đặc biệt, 10 giải A, 15 giải B, 20 giải C và 30 giải khuyến khích.

Ban Tổ chức trao giải cho các tác giả tham gia cuộc thi viết chủ đề “Cảnh sát cơ động-Lá chắn thép bảo vệ bình yên cuộc sống”. Ảnh: NVCC

Ban Tổ chức trao giải cho các tác giả tham gia cuộc thi viết chủ đề “Cảnh sát cơ động-Lá chắn thép bảo vệ bình yên cuộc sống”. Ảnh: NVCC

Tại buổi lễ, Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy-Phòng PA03, Công an tỉnh Gia Lai đã được trao giải đặc biệt với truyện ngắn “Mai hoa quyền”. Hai cây bút tự do tại TP. Pleiku gồm Phan Thúy Quỳnh và Hà Thị Kim Lý cũng đạt 2 giải A với các truyện ngắn “Rồi ngày nắng đẹp” và “Vàng nắng sau mưa”.

Trong số 3 tác giả đạt giải lần này, Nguyễn Thị Thanh Thúy và Phan Thúy Quỳnh là 2 hội viên vừa được kết nạp Chi hội Văn học-Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai vào cuối năm 2023.

Từ trái sang: Tác giả Phan Thúy Quỳnh, Nguyễn Thị Thanh Thúy và Hà Thị Kim Lý được trao 3 giải cao nhất của cuộc thi. Ảnh: NVCC

Từ trái sang: Tác giả Phan Thúy Quỳnh, Nguyễn Thị Thanh Thúy và Hà Thị Kim Lý được trao 3 giải cao nhất của cuộc thi. Ảnh: NVCC

Các cuộc thi trên được tổ chức nhằm thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật tôn vinh, ca ngợi hình ảnh người chiến sĩ Cảnh sát cơ động trên mặt trận đấu tranh phòng-chống tội phạm; tô đậm thêm truyền thống Anh hùng của lực lượng Cảnh sát cơ động, góp phần xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân nói chung và Cảnh sát cơ động nói riêng bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.