Gia Lai: Các địa phương chủ động tạm ứng kinh phí để triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Tài chính vừa có công văn đề nghị các huyện, thị xã, thành phố chủ động tạm ứng kinh phí để triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn trong khi chờ Trung ương bổ sung đủ kinh phí cho tỉnh.

Theo đó, kinh phí được tạm ứng từ nguồn dự phòng ngân sách, nguồn thực hiện cải cách tiền lương, nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định pháp luật của huyện, thị xã, thành phố.

Khi Trung ương bổ sung kinh phí, Sở Tài chính sẽ phối hợp các sở, ngành có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí cho các địa phương để hoàn trả nguồn đã tạm ứng từ ngân sách huyện, thị xã, thành phố theo quy định.

1.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung (bìa phải) và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Chư Prông khởi công xây dựng nhà ở cho gia đình bà Kpă Ler (hộ nghèo ở làng Klăh, xã Ia Mơ). Ảnh: Sơn Ca

Trường hợp huyện, thị xã, thành phố đã chủ động tạm ứng tất cả nguồn kinh phí của địa phương theo quy định nhưng vẫn chưa cân đối được nguồn lực để thực hiện, Sở Tài chính đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố có báo cáo gửi Sở Tài chính chậm nhất trước 11 giờ ngày 14-4-2025 để tổng hợp, đề xuất UBND xem xét, giải quyết tạm ứng phần kinh phí còn thiếu từ nguồn ngân sách cấp tỉnh để đảm bảo nguồn lực cho các địa phương triển khai thực hiện chương trình kịp tiến độ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh.

Khi cấp trên bổ sung kinh phí, các địa phương có trách nhiệm hoàn trả tạm ứng ngân sách cấp tỉnh theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Trước đó, ngày 9-4, UBND tỉnh có Công văn số 884/UBND-KTTH giao Sở Tài chính chủ động hướng dẫn các địa phương việc tạm ứng kinh phí để triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo quy định; đồng thời, đề xuất UBND tỉnh xem xét việc tạm ứng ngân sách cấp tỉnh trước ngày 15-4-2025.

Việc các địa phương tạm ứng kinh phí nhằm đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công và hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

Cả nước có 23 tỉnh, thành không còn nhà tạm, nhà dột nát

Cả nước có 23 tỉnh, thành không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Theo Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, đến nay có thêm 2 địa phương (Hải Dương và Cà Mau) hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát (dự kiến công bố trong tháng 6-2025), nâng tổng số địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát là 23/63 địa phương.

Mái ấm nghĩa tình

Mái ấm nghĩa tình

(GLO)- Nhờ sự vận động, kết nối của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có thêm điều kiện xây dựng nhà ở khang trang, kiên cố. Những mái ấm nghĩa tình này đã góp phần cải thiện đời sống người dân.

Niềm vui an cư

Niềm vui an cư

(GLO)- Trước mùa mưa bão năm nay, hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ổn định trong những mái nhà vững chãi. Niềm vui ánh lên trên từng gương mặt khi họ đón những cơn mưa đầu mùa trong ngôi nhà mới kiên cố, an toàn.

null