Gia đình có 5 đời theo nghiệp cải lương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một gia đình nghệ nhân ưu tú ở Vĩnh Long có truyền thống "phụ truyền tử kế", 5 đời đam mê các loại hình đờn ca tài tử Nam bộ, hát bội, cải lương.

"Phụ truyền tử kế" 5 đời

Chia sẻ về thời vàng son của đờn ca tài tử Nam bộ, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tốt (nghệ danh Vũ Linh Tâm, 65 tuổi, ngụ xã Long Phước, H.Long Hồ, Vĩnh Long) cho biết gia đình ông theo nghiệp đờn ca tài tử, cải lương đã 5 đời theo kiểu cha truyền con nối, kể từ đời ông nội. Đến đời ông Tốt thì được học hành bài bản hơn, vì thời điểm đó là thời vàng son của cải lương Nam bộ.

Hai ông cháu Nghệ nhân ưu tú Vũ Linh Tâm diễn trích đoạn Câu Thơ yên ngựa. Ảnh: NVCC

Hai ông cháu Nghệ nhân ưu tú Vũ Linh Tâm diễn trích đoạn Câu Thơ yên ngựa. Ảnh: NVCC

Ông Tốt cho biết cải lương chính là "con đẻ" của đờn ca tài tử Nam bộ, được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là từ 20 bài tổ cho 4 điệu hơi, gồm: 6 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 7 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 3 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 4 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly). Nhạc cụ được sử dụng đa dạng gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam, song loan... Sau này có thêm đàn phím lõm, violon, guitar điện, đàn organ, trống điện...

Theo thống kê của Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Long, hiện toàn tỉnh có 899 CLB, đội, nhóm đờn ca tài tử với 8.085 thành viên, trong đó tiêu biểu nhất là H.Vũng Liêm có 189 CLB, đội, nhóm với 1.227 thành viên; kế đến là H.Long Hồ (133 CLB, đội, nhóm), tăng gần 4,6 lần so với đợt kiểm kê năm 2013 (197 CLB).

"Từ những năm 80 của thế kỷ trước, đoàn cải lương Bông Hồng Vàng được thành lập và là 1 trong 3 đoàn cải lương của Vĩnh Long. Thời điểm đó được xem như thời vàng son của cải lương, bởi ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các đoàn cải lương đã phát huy vai trò của mình trên mặt trận văn hóa, tuyên truyền việc tốt, phê phán cái xấu và rất được người dân đón nhận. Sân khấu dàn dựng không quá cầu kỳ, chỗ ngồi ít, vé bán lúc nào cũng hết sạch. Hiện có người con giữa và 2 cháu nội đam mê theo nghề nên tôi rất vui vì có người kế thừa truyền thống của gia đình", ông Tốt vui vẻ kể.

Theo ông Tốt, đến khoảng năm 2000, khi có nhiều loại hình văn hóa của nước ngoài du nhập, internet phát triển, khán giả của loại hình này thưa dần, chi phí không đủ để hoạt động nên đoàn cải lương Bông Hồng Vàng chính thức giải thể. Tuy nhiên, để tiếp lửa đam mê cho các nghệ sĩ, ông Tốt đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) sân khấu Vĩnh Long để làm nơi "hội tụ" các tài năng và giao lưu, biểu diễn phục vụ khán giả. "Năm 2008, tôi vinh dự được cùng đoàn của VN đi biểu diễn ở Mỹ nhằm quảng bá các loại hình văn hóa dân gian của nước nhà. Tôi cảm thấy rất vui vì được đưa loại hình nghệ thuật đặc sắc này đến công chúng nước ngoài", ông Tốt kể.

Diễm Hằng trang điểm trước buổi diễn. Ảnh: NVCC

Diễm Hằng trang điểm trước buổi diễn. Ảnh: NVCC

Quyết tâm nối nghiệp ông nội

Nguyễn Phạm Diễm Hằng (20 tuổi, cháu nội ông Tốt) kể rằng từ lúc 4, 5 tuổi, em đã theo cha và ông nội xem biểu diễn cải lương, hát bội, đờn ca tài tử. Những lúc ông và cha tập bài trước buổi biểu diễn, Diễm Hằng cũng đứng múa theo. Nhận thấy em có niềm đam mê nên ông nội đã tập cho em từ nhỏ. Buổi biểu diễn đầu tiên được đứng trên sân khấu với ông nội là năm em 12 tuổi, diễn trích đoạn Trảm Trịnh Ân.

Tháng 6.2022, UBND tỉnh Vĩnh Long có quyết định phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2 (2022 - 2025), với mục tiêu tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, tạo điều kiện để thực hành, sáng tạo và truyền dạy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ trong gia đình, nhà trường, CLB, cộng đồng dân cư và lồng ghép vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật...

"Em nhớ như in năm đó là 2015, tại hội trường UBND tỉnh Vĩnh Long, đó cũng là ngày ông nội nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú do Chủ tịch nước tặng. Lần đầu trên sân khấu, lại là sân khấu lớn đối với em, nên em được tập dợt rất nhuần nhuyễn. Buổi biểu diễn thành công, em rất vui khi niềm ao ước bấy lâu là được song diễn cùng ông nội đã thành hiện thực", Diễm Hằng vui vẻ nhớ lại.

Diễm Hằng cho biết thêm, em vừa tham gia trợ diễn cho nghệ sĩ Nguyễn Thế Tâm với tác phẩm Tình yêu và đại nghĩa do ông nội biên soạn và giành được giải nhì tại cuộc thi Bông lúa vàng 2022. "Lần đầu tiên được đứng trên sân khấu lớn, em rất vui mừng, mong muốn lần tới người diễn chính sẽ là em. Sắp tới, em dự định sẽ theo học một ngành về nghệ thuật để có thêm kiến thức nhằm gìn giữ loại hình nghệ thuật cổ truyền và phát huy truyền thống của gia đình", Diễm Hằng chia sẻ.

Đoàn biểu diễn của Nghệ nhân ưu tú Vũ Linh Tâm phục vụ du khách nước ngoài một trích đoạn hát bội. Ảnh: NVCC

Đoàn biểu diễn của Nghệ nhân ưu tú Vũ Linh Tâm phục vụ du khách nước ngoài một trích đoạn hát bội. Ảnh: NVCC

Chung tay gìn giữ

Theo ông Tốt, loại hình đờn ca tài tử, cải lương, hát bội tuy đã qua thời vàng son nhưng trong các đám tiệc, đặc biệt là các lễ hội ở Nam bộ, loại hình này lúc nào cũng góp mặt. Hiện tại, CLB của ông đang phối hợp với chính quyền tổ chức biểu diễn cho người nước ngoài xem và họ rất thích thú.

"Với chính sách mở cửa du lịch, đón khách quốc tế hiện nay, tôi tin tưởng loại hình nghệ thuật đặc sắc này sẽ có thêm đất dụng võ. Tuy nhiên, điều tôi luôn trăn trở là đội ngũ kế thừa hiện nay quá ít, trong khi những người đi trước cứ lần lượt qua đời, số còn lại cũng đã già yếu. Do đó, tôi hy vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều cuộc thi như Bông lúa vàng để tìm kiếm, đào tạo nguồn kế thừa cho loại hình nghệ thuật này", ông Tốt nói.

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.