Gia đình Áo Trắng Gia Lai: Nơi chắp cánh cho những cây bút trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với thế hệ 7-8X, những tờ báo dành cho tuổi học trò là món ăn tinh thần và Áo Trắng là một trong số đó. Tập san thiết lập mạng lưới cộng tác viên ở khắp các tỉnh thành, mỗi nơi đều có một “ngôi nhà chung” với tên gọi thân thương là “Gia đình Áo Trắng”. Gia Lai cũng không ngoại lệ khi có một “gia đình” tương tự, nơi chắp cánh cho những cây bút trẻ trưởng thành.
Nhân kỷ niệm 30 năm Ngày ra đời tập san Áo Trắng (1990-2020), mới đây, nhà thơ Lê Vi Thủy-Trưởng Gia đình Áo Trắng Gia Lai đã tham dự buổi gặp mặt thân mật do Nhà Xuất bản Trẻ tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.  
Nhà thơ Lê Vi Thủy chia sẻ: Được tham gia chương trình là niềm vinh dự đối với chị. Chị bắt đầu đọc và làm quen với tập san Áo Trắng từ khoảng năm 2000, khi đang học lớp 10. Yêu văn chương nên tập san báo Áo Trắng khi đó như một thế giới mới giúp chị thỏa đam mê. “Tại cuộc thi thơ bút mới lần thứ VIII-2010 do tập san Áo Trắng tổ chức, tôi đạt giải ba. Đây chính là động lực để tôi tiếp tục theo nghiệp viết”-nhà thơ Lê Vi Thủy tâm sự. Trưởng thành từ Áo Trắng, cái duyên lại đến lần nữa khi năm 2013 chị được chỉ định làm Trưởng Gia đình Áo Trắng Gia Lai với nhiệm vụ kết nối những cây bút trẻ. Hiện “gia đình” này quy tụ khoảng 30 thành viên.
Ảnh minh họa: Internet
Tập san Áo Trắng là cái nôi nuôi dưỡng những tâm hồn yêu văn chương. (Ảnh minh họa: Internet)
Nhà thơ Ngô Thanh Vân-Trưởng Gia đình Áo Trắng Gia Lai thời kỳ đầu-nhớ lại: Gia đình Áo Trắng tại Phố núi Pleiku thành lập khoảng cuối năm 2003, tập hợp được khoảng 15-20 bạn viết không chỉ là học sinh giỏi văn của các trường phổ thông mà có cả những người đã trưởng thành. Ngày ấy, việc duy trì các hoạt động khá khó khăn nên nhà văn-chủ biên tập san Đoàn Thạch Biền thỉnh thoảng gửi những thùng sách lên cho Gia đình Áo Trắng để mọi người chuyền tay nhau đọc. Từ những buổi sinh hoạt, giao lưu và chia sẻ ấy, Gia đình Áo Trắng Gia Lai đã có thêm nhiều cây bút nội lực như: Nguyễn Thanh Tâm, Hồ Hoàng Vinh, Lê Vũ Anh Đào, Võ Duy...
Hiện nay, Gia đình Áo Trắng Gia Lai quy tụ khá nhiều cây bút được bạn đọc yêu văn thơ biết đến như: Ngô Thanh Vân, Lê Vi Thủy, Trương Thị Chung, Tạ Ngọc Điệp, Minh Hạnh, Quỳnh Như, Lữ Hồng… Không chỉ hết mình với Gia đình Áo Trắng, những cây bút này còn tích cực cộng tác với các báo, tạp chí, góp phần định hình diện mạo văn học tỉnh nhà.
Có thể nói, 30 năm là một chặng đường dài đối với một tập san dành cho tuổi học trò, nhưng không vì thế mà tình yêu của những cô cậu học sinh dành cho Áo Trắng giảm sút. “Tôi hy vọng tập san Áo Trắng sẽ tiếp tục phát triển và vẫn là cái nôi nuôi dưỡng những tâm hồn yêu văn chương, giúp những người viết trẻ trưởng thành hơn qua từng trang viết”-nhà thơ Lê Vi Thủy tâm sự.
KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.