FDA 'bật đèn xanh' cho vắcxin của Pfizer Inc. và BioNTech

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những dữ liệu thu thập được từ 38.000 người đã tham gia thử nghiệm tiêm phòng vắcxin ngừa COVID-19 do Pfizer Inc. và BioNTech phát triển cho thấy "không có mối lo ngại đặc biệt nào về tính an toàn."

Tiêm phòng vắcxin ngừa COVID-19 cho tình nguyện viên. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tiêm phòng vắcxin ngừa COVID-19 cho tình nguyện viên. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các hãng dược phẩm Pfizer Inc. (Mỹ) và BioNTech (Đức) ngày 8/12 đã vượt qua rào cản tiếp theo trong cuộc chạy đua để vắcxin tiềm năng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà 2 hãng này phát triển được phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Theo một tài liệu do Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công bố ngày 8/12, những dữ liệu thu thập được từ 38.000 người đã tham gia thử nghiệm tiêm phòng vắcxin ngừa COVID-19 do 2 hãng trên phối hợp phát triển đã cho thấy "không có mối lo ngại đặc biệt nào về tính an toàn" của loại vắcxin này.
Dữ liệu tình trạng sức khỏe của các tình nguyện viên được các cơ quan quản lý theo dõi trong vòng 2 tháng, kể từ khi những người tham gia thí điểm tiêm liều thứ 2 của loại vắcxin tiềm năng này.
Tài liệu trên được FDA được công bố 2 ngày trước khi một ủy ban cố vấn của cơ quan này tiến hành họp để quyết định có phê duyệt sử dụng vắcxin của Pfizer Inc. và BioNTech trong trường hợp khẩn cấp hay không.
Trong khi đó, Tạp chí nghiên cứu y học The Lancet ngày 8/12 cho biết vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca phối hợp cùng trường Đại học Oxford nghiên cứu sản xuất cần phải được tiếp tục tiêm thử nghiệm để có đủ dữ liệu kiểm chứng liệu vắcxin này có hiệu quả trên 90% hay không.
Theo phóng viên TTXVN tại London, điều này có nghĩa việc triển khai tiêm vắcxin của AstraZeneca/Oxford trên diện rộng tại Anh sẽ bị chậm lại so với dự kiến.
The Lancet cho hay do chưa đủ số người trên 55 tuổi tiêm thử nghiệm nên chưa đủ dữ liệu để khẳng định tính hiệu quả cao của vắcxin này cho những người cao tuổi.
Vắcxin của AstraZeneca/Oxford được cho là có vai trò quan trọng trong việc đối phó với đại dịch COVID-19 tại các nước đang phát triển vì giá thành rẻ hơn và cũng dễ dàng phân phối hơn so với vắcxin của Pfizer hiện đang được Anh nhập khẩu từ Mỹ để bắt đầu tiêm cho những người cao tuổi từ ngày 8/12.
Vắcxin phòng COVID-19 của Pfizer cần được bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C, gây khó khăn trong khâu vận chuyển và bảo quản.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 1 giờ 30 sáng 9/12 (theo giờ Hà Nội), Vương quốc Anh ghi nhận tổng cộng 1.750.241 ca mắc COVID-19, trong đó có 62.033 trường hợp tử vong.
Thanh Phương-Diễm Quỳnh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.