Duyên nợ một tuyến đường sắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trên chuyến tàu hỏa du lịch 5 sao đầu tiên chặng Huế - Đà Nẵng hoạt động từ cuối tháng 3 vừa rồi, ngoài hành khách là du khách, phần lớn là người dân hai tỉnh thành.

Nhiều người không có việc gì ở nơi đến, nhưng họ vẫn lên tàu hỏa để tìm đáp án cho câu hỏi: Tuyến đường sắt nối hai địa phương nhiều duyên nợ đã thay đổi như thế nào sau hơn trăm năm lịch sử?

Tàu hỏa Đà Nẵng - Huế nằm trong 3 tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng và hoạt động từ đầu thế kỷ 20. Đến nay cung đường sắt này được một số cơ quan thông tấn quốc tế đánh giá là thuộc hàng đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó, đường sắt Đà Nẵng - Huế còn có ý nghĩa lịch sử đặc biệt với nhiều thế hệ người dân. Đặc thù giao thương, đi lại giữa hai tỉnh thành khiến ga Đà Nẵng và ga Huế ăn sâu trong ký ức nhiều người, nhất là về thời bao cấp nhọc nhằn.

Sau hơn 100 năm, lần đầu tiên hai tỉnh thành có tốc độ phát triển bậc nhất Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (vùng kinh tế lớn thứ ba cả nước), mới có một chuyến tàu hỏa 5 sao. Điều này càng lạ đối với hai tỉnh thành phát triển du lịch hàng đầu cả nước, lạ hơn khi sản phẩm du lịch "con đường di sản miền Trung" (trong đó có Đà Nẵng - Huế) đã ra đời từ trước đó 20 năm.

Nhưng thà chậm còn hơn không, thời gian gần đây, những chuyến tàu 5 sao Đà Nẵng - Huế, cùng với những chặng tàu 5 sao khác như Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - Lào Cai, Đà Nẵng - Quy Nhơn, Nha Trang - Sài Gòn… đã ghi nhận nỗ lực đổi mới, cải tổ hoạt động của ngành đường sắt.

Sự háo hức và đón nhận ngoài mong đợi của người dân hai tỉnh thành đối với tàu hỏa du lịch 5 sao cho thấy triển vọng cho loại hình này. Ngành đường sắt và ngành giao thông hai tỉnh thành cần có chiến lược bài bản, dành nguồn lực đầu tư để chất lượng, dịch vụ ngày càng cao cấp, xứng đáng với lịch sử và sự kỳ vọng của người dân, du khách ở thủ phủ du lịch miền Trung.

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.