Đức Cơ tăng cường thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thời gian qua, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Hầu hết các tuyến đường trên địa bàn thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ) đều được bố trí thùng rác có nắp đậy để người dân bỏ rác, đảm bảo vệ sinh môi trường. Ảnh: L.N

Hầu hết các tuyến đường trên địa bàn thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ) đều được bố trí thùng rác có nắp đậy để người dân bỏ rác, đảm bảo vệ sinh môi trường. Ảnh: L.N

Tổ 3 (thị trấn Chư Ty) có 447 hộ với 2.285 khẩu. Triển khai Nghị quyết số 08-NQ/ĐU ngày 30-7-2021 của Đảng ủy thị trấn về lãnh đạo xây dựng thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị giai đoạn 2021-2025, tổ dân phố 3 đã tiến hành họp dân, lấy ý kiến về việc huy động sự đóng góp của người dân với mức 220 ngàn đồng/hộ để bố trí mỗi hộ đều có thùng rác nhỏ hoặc 2-3 hộ chung 1 thùng rác lớn đặt trên tất cả các tuyến đường.

Ông Nguyễn Văn Long-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ 3-cho biết: “Đến nay, 100% hộ dân được trang bị thùng rác có nắp đậy. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, người dân trên địa bàn đã chấp hành việc bỏ rác đúng nơi quy định, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường”. Còn ông Trần Sâm (người dân tổ 3) thì cho hay: “Sau khi đặt thùng rác, hàng ngày, rác thải sinh hoạt của gia đình được gom vào bao bì và đưa ra bỏ vào thùng rác, đảm bảo vệ sinh môi trường”.

Thị trấn Chư Ty đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn văn minh đô thị. Để đạt được mục tiêu này, cả hệ thống chính trị cùng người dân chung tay xây dựng các tuyến đường nội thị sáng-xanh-sạch-đẹp-văn minh. Ông Nguyễn Văn Tuyến-Bí thư Đảng ủy thị trấn Chư Ty-thông tin: Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, phong trào xây dựng tuyến đường sáng-xanh-sạch-đẹp được triển khai rộng khắp, góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị. Đây cũng là tiền đề để thị trấn phấn đấu đạt chuẩn đô thị loại IV vào năm 2030.

Xã Ia Krêl có 2.085 hộ dân sinh sống tại 10 thôn, làng. Từ năm 2018, để đảm bảo việc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, UBND xã đã hợp đồng với Hợp tác xã Thương mại, dịch vụ xây dựng Hoài Anh (xã Ia Krêl) tiến hành thu gom rác thải tại các tuyến đường trung tâm của xã.

Đối với những khu vực xa, dân cư thưa, UBND xã chỉ đạo các thôn, làng vận động người dân tự đào hố chôn lấp rác ở trong vườn nhà. Ngoài ra, các hội, đoàn thể phát động phong trào ngày thứ bảy tình nguyện, chủ nhật xanh để dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu vực công cộng...

Đội Công trình giao thông và Dịch vụ đô thị huyện tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị trấn Chư Ty. Ảnh: L.N

Đội Công trình giao thông và Dịch vụ đô thị huyện tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị trấn Chư Ty. Ảnh: L.N

Bà Nguyễn Thị Thúy Loan-Chủ tịch UBND xã Ia Krêl-cho hay: “Đến nay, tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn đạt trên 70%; có 1.485/2.085 hộ thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, đạt 71%. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên nhận thức của người dân về công tác bảo đảm vệ sinh môi trường được nâng lên rõ rệt, chất lượng môi trường ngày càng được cải thiện”.

Ông Nguyễn Quốc Anh-Đội phó Đội Công trình giao thông và Dịch vụ đô thị huyện-cho biết: Hàng ngày, Đội bố trí 2 xe đi thu gom rác thải trên các tuyến đường, khu vực công cộng, khu dân cư và khu vực chợ trung tâm huyện. Bình quân mỗi tuyến đường, Đội tổ chức thu gom rác thải 2 lần/tuần. Từ đầu năm đến nay, Đội đã tổ chức thu gom được khoảng 2.400 tấn rác thải các loại.

Trao đổi với P.V, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Ngọc Phận nhấn mạnh: Đến nay, các xã, thị trấn đều đã hợp đồng với các hợp tác xã, đơn vị thực hiện việc thu gom rác thải sinh hoạt trong dân. Hàng năm, huyện bố trí khoảng 200 triệu đồng hỗ trợ các xã, thị trấn để thực hiện việc thu gom, xử lý rác thải.

Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân và huy động các hội, đoàn thể ra quân thực hiện việc khơi thông cống rãnh, dọn vệ sinh ở các khu vực công cộng, đường làng, ngõ xóm nhằm thực hiện tốt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.