An Khê nỗ lực "phủ xanh" đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) rất quan tâm phát triển hệ thống cây xanh đô thị. Qua từng năm, cây trồng tăng dần cả về số lượng và chủng loại, tạo không gian xanh mát, góp phần xây dựng đô thị xanh-sạch-đẹp.
Để “phủ xanh” đô thị, UBND thị xã An Khê đã ban hành kế hoạch về việc phát triển cây xanh đô thị theo từng giai đoạn cụ thể. Trên cơ sở đó, thị xã giao việc trồng, chăm sóc cây xanh cho các phường đảm nhận. Từ đó đến nay, việc trồng mới, chăm sóc và bảo vệ cây xanh được các phường duy trì, phát triển. Nhiều tuyến phố đã rợp bóng cây xanh.
Ngước mắt ngắm nhìn cây dầu nước xòe tán lá xanh mát, ông Lê Văn Bình (tổ 3, phường Tây Sơn) nói: “Năm 2018, phường triển khai trồng cây dầu nước dọc hai bên đường. Hàng cây đã giúp cải thiện môi trường sống, làm đẹp đường phố, tạo không gian đô thị thêm xanh mát. Vì thế, bà con đều có trách nhiệm cùng chính quyền địa phương chung tay chăm sóc, bảo vệ cây xanh”.
Trong năm 2021 và 2022, các phường Tây Sơn, An Phú và An Tân đã trồng 2.892 cây xanh trên một số tuyến đường. Ảnh: Ngọc Minh
Trong năm 2021 và 2022, các phường Tây Sơn, An Phú và An Tân đã trồng 2.892 cây xanh trên một số tuyến đường. Ảnh: Ngọc Minh
Đến nay, phường Tây Sơn có 12/19 tuyến đường chính được trồng cây xanh. Dự kiến đến năm 2025, phường đầu tư trồng mới 200 cây xanh với tổng kinh phí 580 triệu đồng. Chủ tịch UBND phường Lữ Văn Tâm cho biết: “Thời gian qua, phường đã chủ trì, phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể tuyên truyền, vận động tổ chức và người dân thực hiện giải tỏa, tháo dỡ công trình, vật kiến trúc để trồng cây xanh; đảm bảo mỹ quan và phù hợp với không gian đô thị. Phường cũng tích cực tuyên truyền, vận động các đơn vị, tổ chức, người dân trồng cây xanh trong khuôn viên cơ quan, đơn vị, nhà ở; đề xuất thay thế các cây không phát triển, sâu bệnh; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý và bảo vệ hệ thống cây xanh công cộng. Bên cạnh đó, phường phối hợp với Ban Quản lý Nhà máy rác và dịch vụ đô thị trong công tác bảo dưỡng, theo dõi chăm sóc cây xanh”.
Từ đầu năm đến nay, UBND phường An Tân đã hợp đồng với Công ty TNHH Thành Anh tiến hành trồng 75 cây sao đen trên tuyến đường Ngô Mây và 107 cây ngọc lan trên đường Nguyễn Văn Linh. Ông Trần Xuân Kiếm-Chủ tịch UBND phường-chia sẻ: “Toàn phường có 12 tuyến đường chính. Đến nay, phường đã triển khai trồng cây xanh ở 4 tuyến đường. Phường cũng chỉ đạo các tổ dân phố tuyên truyền người dân chung tay chăm sóc, bảo vệ, nhất là những hộ dân có cây xanh trồng trước nhà mình”.
Đẩy mạnh phát triển cây xanh đô thị, thị xã An Khê đã hình thành nhiều tuyến đường rợp bóng mát. Ảnh: Ngọc Minh
Đẩy mạnh phát triển cây xanh đô thị, thị xã An Khê đã hình thành nhiều tuyến đường rợp bóng mát. Ảnh: Ngọc Minh
Theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2025, thị xã trồng mới 5.545 cây xanh và trồng dặm 1.845 cây trên 37 tuyến đường với tổng kinh phí gần 18 tỷ đồng. Trong năm 2021 và 2022, các phường Tây Sơn, An Phú và An Tân đã trồng 2.892 cây xanh trên các tuyến đường: Đống Đa, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, Nguyễn Lữ, Nguyễn Trãi, Ngô Mây, Hoàng Hoa Thám và Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo. Các loại cây được chọn trồng ở các tuyến đường thường là giống ít sâu bệnh, sinh trưởng tốt như: dầu nước, muồng hoàng yến, giáng hương, sao đen, bằng lăng, tử vi… Thời gian tới, thị xã vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí để trồng, chăm sóc cây xanh đô thị; khuyến khích các doanh nghiệp kết hợp đầu tư công viên, cây xanh, thảm cỏ, vườn ươm. Các ban, ngành liên quan cùng cán bộ, công chức thị xã, phường, xã được giao phụ trách, theo dõi công tác cây xanh đô thị, không ngừng nâng cao năng lực quản lý đô thị nói chung và cây xanh đô thị nói riêng.
Ông Nguyễn Hùng Vỹ-Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã An Khê-cho biết: “Ủy ban nhân dân thị xã chỉ đạo các đơn vị liên quan cùng UBND các phường có trách nhiệm quản lý, chăm sóc cây xanh công cộng, cây xanh đường phố; lập sổ theo dõi, đánh số cây xanh nhằm quản lý, kịp thời xử lý cây sâu bệnh, tránh sự cố mất an toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, hàng năm, thị xã triển khai các phong trào: “Khuyến xanh”, “Ngày chủ nhật xanh” với sự hỗ trợ cây giống của Nhà nước và các doanh nghiệp; UBND các xã, phường căn cứ tình hình thực tế của địa phương lựa chọn các tuyến đường, địa điểm, khu vực có mặt bằng thuận lợi để trồng cây xanh công cộng, góp phần tạo không gian đô thị ngày càng xanh-sạch-đẹp-văn minh”.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Đằng sau mỗi công trình 'cán đích'

Ở thời điểm hiện tại, nhiều dự án cầu, đường tại TP.HCM đang chạy đua về đích mừng năm mới. Đi kèm với đó là sự thở phào nhẹ nhõm, vui mừng phấn khởi của rất nhiều người dân TP nói chung và người dân khu vực đó nói riêng.