Du lịch miền Trung thắp một ngọn nến...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngành du lịch Đà Nẵng và Hội An đang cố khởi động nhiều hoạt động nhằm thu hút du khách trở lại... Điều đó như "thắp một ngọn nến, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm".

Thực cảnh mô tả Thương cảng Hội An trên bến, dưới thuyền những năm thế kỷ trước, nhằm thu hút nhiều hơn du khách đến với Hội An (ảnh Hội An Ancient town)
Thực cảnh mô tả Thương cảng Hội An trên bến, dưới thuyền những năm thế kỷ trước, nhằm thu hút nhiều hơn du khách đến với Hội An (ảnh Hội An Ancient town)
Bước vào ngày đầu năm mới, ngành du lịch Đà Nẵng đã phối hợp với các công ty du lịch khuyến mại tour miễn phí, dạo quanh thành phố với những điểm tham quan quan trọng nhất như Chùa Linh Ứng, bán đảo Sơn Trà, Bảo tàng Chăm, danh thắng Ngũ Hành Sơn… trong thời gian nửa ngày, cho tất cả các du khách đến bất kỳ từ đâu. Chương trình này bắt đầu từ ngày 1.1 đến ngày 28.4.2021.
Đồng thời các điểm tham quan, trong đó tất cả các bảo tàng gồm Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng nghệ thuật, Bảo tàng Chăm, cùng một số điểm khác cũng miễn phí vé vào cửa và mỗi tuần sẽ có 5 khách được đón miễn phí đi Khu du lịch Bà Nà…

Với những hoạt động lễ hội mang bản sắc bản địa, ngành du lịch Đà Nẵng hy vọng mang lại nhiều mới mẻ và thu hút du khách hơn. (ảnh Toom Sara)
Với những hoạt động lễ hội mang bản sắc bản địa, ngành du lịch Đà Nẵng hy vọng mang lại nhiều mới mẻ và thu hút du khách hơn. (ảnh Toom Sara)
Dự kiến từ mồng 3 tết Tân Sửu, Đà Nẵng còn tổ chức một “chợ tình” trong vòng 3 ngày tại nhà văn hóa cộng đồng người Cơ Tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, để thu hút du khách quan tâm đến văn hóa, tập quán nhóm đồng bào thiểu số duy nhất hiện sinh sống tại thành phố Đà Nẵng.
Tại Hội An, UBND thành phố Hội An cũng liên tục tổ chức các lễ hội thường kỳ hàng tuần như thời trang, chợ Tết xưa, nghệ thuật dân gian… Và cao điểm là thực cảnh đời sống thương cảng Hội An những năm của thế kỷ 16, 17… chào mừng năm mới Tân Sửu. Trong đó rất nhiều doanh nghiệp lữ hành, lưu trú tại đây đều hạ giá sản phẩm xấp xỉ chỉ còn ½ so với trước.
Đây là những cố gắng không mệt mỏi của ngành du lịch Đà Nẵng, Quảng Nam, nhằm thu hút du khách trở lại với miền Trung, sau biến cố đại dịch COVID-19 xảy ra lần 2 tại đây.
Báo cáo tổng kết năm 2020 của các tỉnh trọng điểm du lịch miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế… đều cho biết, đây là năm tồi tệ nhất cho kinh tế du lịch. Trước đây, hàng năm lượng khách đến khu vực này bình quân đều từ 7-10 triệu người trong và ngoài nước. Thế nhưng ước tính trong gần 1 năm qua, các địa phương chỉ đón khoảng 20% số du khách so với năm trước và doanh thu du lịch theo vậy cũng giảm tương đương.
Theo ông Nguyễn Văn Lanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An thì bên cạnh các biện pháp kích cầu du lịch để thu hút du khách trở lại, các địa phương cũng đang xây dựng quy trình, bộ tiêu chí phòng đại dịch, để bảo đảm an toàn cho du khách trong mọi trường hợp.
Những hoạt động hội hè sôi nổi, mới mẻ của Đà Nẵng, Hội An tổ chức liên tục trong thời gian qua, thời điểm này tuy chưa thu hút được số đông du khách như mong đợi, nhưng đây cũng là dịp để ngành du lịch các địa phương miền Trung khởi động trở lại và tự làm mới mình. Du lịch Đà Nẵng và Hội An đang làm điều ngạn ngữ phương Tây nhắn nhủ: "Thà thắp một ngọn nến, còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng đêm”.
TRUNG HIẾU (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/du-lich-mien-trung-thap-mot-ngon-nen-872554.ldo

Có thể bạn quan tâm

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.