Dự kiến tăng giá vé tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đà Nẵng-Ban quản lý Danh thắng  Ngũ Hành Sơn  cho biết sẽ thực hiện đề án nâng giá vé tham quan tại đây. Việc này nhằm có thêm nguồn thu tôn tạo di tích bởi khi Mai nhai được công nhận là Di sản tư liệu, công việc gìn giữ và bảo tồn trở nên cấp thiết.

Từ nửa cuối năm 2021 và năm 2022, nhằm kích cầu, thu hút khách du lịch đến với TP Đà Nẵng khi dịch COVID-19 được kiểm soát, Đà Nẵng miễn thu phí tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn và các Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng và Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Ngày 1.1.2023, người dân và du khách tham quan đã áp dụng giá vé cũ với 40.000 đồng/người; vé thang máy 15.000 đồng/lượt.

Khi tham quan động Âm Phủ, nằm dưới các ngọn núi của Ngũ Hành Sơn, du khách muốn vào trong phải mua thêm vé 20.000 đồng/lượt. Đối với học sinh, sinh viên, Danh thắng Ngũ Hành Sơn áp dụng giá vé 10.000 đồng/lượt và tham quan động Âm Phủ thêm 7.000 đồng/lượt.

Mới đây, nằm trong Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Ma nhai đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn được xem là nhiệm vụ quan trọng cho xứng tầm với vị thế của một Di sản tư liệu thế giới.

Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Ảnh: Mai Hương

Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Ảnh: Mai Hương

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Hiền - Trưởng Ban quản lý Danh thắng Ngũ Hành Sơn cho biết, trước đây, khi Ma nhai chưa được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu, Ban quản lý đã có đề án trình UBND thành phố xin nâng giá vé từ 40.000 lên 60.000. Đề án đã chuyển sang Sở tài chính thẩm định và chuyển lên UBND thành phố. Tuy nhiên, sau đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đề án buộc phải tạm dừng.

"Tuy nhiên, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện đề án nâng giá vé tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn để xứng tầm với di tích khu vực. Từ đó có thêm nguồn thu tôn tạo di tích. Bởi khi Mai nhai được công nhận là Di sản tư liệu, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn" - ông Nguyễn Văn Hiền nói.

Bên cạnh bài toán phát triển du lịch có trách nhiệm với di sản, việc gìn giữ di tích còn để các thế hệ mai sau còn có cơ hội được chiêm ngưỡng và hiểu hơn về một giai đoạn lịch sử của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.