Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Gia Lai: 7 hộ dân huyện Chư Păh đã nhận tiền bồi thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Ông Nguyễn Văn Hiển-Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường-hỗ trợ và tái định cư huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) cho biết: Sau nhiều lần tổ chức chi trả tiền bồi thường không thành, huyện Chư Păh mới chi trả xong hơn 1,3 tỷ đồng tiền bồi thường cho 7 hộ dân ở các thôn: 1, 2, 4 và 6 (xã Nghĩa Hưng).

7 hộ dân trên bị thu hồi hơn 17.204m2 đất trồng cây lâu năm để thực hiện Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh (đường tránh Quốc lộ 19). Lý do các hộ dân chậm nhận tiền bồi thường vì cho rằng mức bồi thường 396.396 đồng/cây cà phê kinh doanh từ 6 năm đến 20 năm là quá thấp so với giá thị trường. Tuy nhiên đến nay, các hộ dân đã nhận mức bồi thường 396.396 đồng/cây cà phê.

Bà con xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) nhận tiền bồi thường đất thực hiện Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Cư

Bà con xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) nhận tiền bồi thường đất thực hiện Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Cư

Ông Nguyễn Văn Hiển thông tin: Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Gia Lai có tổng chiều dài hơn 15km, đi qua TP. Pleiku và các huyện Đak Đoa, Chư Păh. Trong đó, đoạn đường đi qua địa phận xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) dài 3,43km. Đến nay, 34 hộ, cá nhân và 1 tổ chức ở xã Nghĩa Hưng đã nhận đủ tiền bồi thường và đồng ý giao 78.579 m2 đất trồng cây lâu năm để thi công đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Gia Lai.

Còn lại gần 44.000m2 đất trồng cây lâu năm của 25 hộ, cá nhân và 1 tổ chức, huyện Chư Păh chưa thông báo thu hồi đất vì không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Có thể bạn quan tâm

Quy Nhơn hướng tới đô thị không rác thải nhựa

Quy Nhơn hướng tới đô thị không rác thải nhựa

Trên nhiều con phố của TP Quy Nhơn không khó để thấy rác thải nhựa vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, mọi thứ đang dần thay đổi. Với mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thành phố đang tạo bước chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới một đô thị xanh, sạch, không rác thải nhựa.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

null