Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh: Chậm tiến độ vì vướng mặt bằng, thiếu đất đắp nền đường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh Gia Lai (đường tránh quốc lộ 19) dài hơn 15 km (từ ngã tư Công viên Đồng Xanh, thôn 5, xã An Phú, TP. Pleiku đến ngã tư Biển Hồ chè, thôn 6, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh).

Chỉ giới toàn tuyến đường này rộng 50 m, nền đường rộng 30 m. Cầu Biển Hồ nằm trên tuyến đường này thuộc địa phận làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku) và thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) có bề rộng 31 m. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2025. Tuy vậy đến nay, giá trị khối lượng xây lắp ước thực hiện khoảng 50%.

Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh được chia thành 3 gói thầu chính: Gói thầu số 7 xây dựng đoạn Km 0-Km 1+900 và công trình cầu trên tuyến (địa phận xã An Phú, TP. Pleiku), do Liên danh Công ty cổ phần (CP) Xây dựng công trình 510-Công ty TNHH Trung Kiên-Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng Khang Nguyên trúng thầu thi công với tổng giá trị hợp đồng hơn 373 tỷ đồng.

Gói thầu số 8 xây dựng đoạn Km 2+060-Km 9+150 (địa phận xã An Phú, TP. Pleiku và xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) và hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh do Liên danh Công ty CP Quản lý và Sửa chữa đường bộ Gia Lai-Công ty CP Xây dựng Quang Đại Việt-Công ty CP Xây dựng thương mại Hoàng Đức Sang-Công ty CP Xây dựng Toàn Tiến-Công ty CP Trường Sơn 145 trúng thầu thi công với tổng trị giá hợp đồng hơn 311 tỷ đồng.

Gói thầu số 9 xây dựng các đoạn đường Km 9+150-Km 11+600 và Km 11+820-Km 15+140,47 (địa phận xã Nghĩa Hưng) do Liên danh Công ty CP Quản lý và Sửa chữa đường bộ Gia Lai-Công ty TNHH Hoàng Anh và Công Sự-Công ty CP phát triển Đại Việt-Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Tiến Dung Kon Tum-Công ty TNHH Xây dựng công nghiệp và dân dụng Hợp Lực trúng thầu thi công, với tổng trị giá hợp đồng này là hơn 204 tỷ đồng.

Đơn vị thi công phải hạn chế xây dựng vì chưa đủ đất đắp nền đường. Ảnh: H.C

Đơn vị thi công phải hạn chế xây dựng vì chưa đủ đất đắp nền đường. Ảnh: H.C

Ông Trần Văn Thạc-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Quản lý và Sửa chữa đường bộ Gia Lai-chia sẻ: “Cả 2 gói thầu số 8 và số 9 đều bị chậm tiến độ so với kế hoạch vì các đơn vị trúng thầu vẫn chưa nhận được đầy đủ mặt bằng ở huyện Chư Păh; thiếu đất đắp nền đường ở đoạn đường thuộc địa bàn TP. Pleiku và huyện Đak Đoa. Mặt khác, mưa kéo dài nhiều tuần gây không ít khó khăn cho công tác thi công. Các liên danh nhà thầu đã có văn bản đề nghị chủ đầu tư là Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh cùng các sở, ban, ngành giải quyết những tồn tại, vướng mắc tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công”.

Đến nay, huyện Đak Đoa đã bàn giao xong mặt bằng còn huyện Chư Păh và TP. Pleiku vẫn chưa bàn giao xong mặt bằng cho các nhà thầu thi công.

Ông Lê Xuân Dũng-Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Păh-thông tin: “7 hộ ở các thôn 1, 2, 4 và 6 (xã Nghĩa Hưng) vẫn chưa chịu nhận tiền bồi thường hơn 17.204 m2 đất trồng cây lâu năm để bàn giao mặt bằng thi công. Bà con cho rằng mức bồi thường 396.396 đồng/cây cà phê kinh doanh từ 6 đến 20 năm là quá thấp so với giá thị trường. Họ đề nghị bồi thường tài sản gắn liền với đất tương đương với giá thị trường để đỡ thiệt thòi”.

Còn ông Lương Thanh Bình-Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thì xác nhận: “Sở đã tiếp nhận ý kiến của các nhà thầu thi công Dự án đường hành lang kinh tế phía Đông tỉnh liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và mỏ đất nguyên liệu. Sở đã phản hồi trong phạm vi quyền hạn và xem xét, tham mưu giúp UBND tỉnh giải quyết tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ nhà thầu thi công dự án”.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.