Dòng sông với đôi bờ ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngay từ tựa đề, Dòng sông với đôi bờ ký ức có lẽ đã gợi cho người đọc hai vùng cảm nhận riêng biệt mà chưa cần phải nhìn thấy sự phân định rõ rệt về thể loại ghi ngoài bìa sách là tản văn và ghi chép. Bởi đôi bờ đôi khi không chỉ là khoảng cách địa lý mà còn là điều gì đó rất chơi vơi, huống hồ là đôi bờ ký ức.

50 đoản văn trong một tập sách không chỉ là tập hợp cái nhìn vừa tổng quát vừa sắc sảo của một nhà báo có nhiều năm chinh chiến ở Nha Trang - Khánh Hòa, vùng đất được coi là quê hương thứ hai của mình, mà còn chất chứa bao nỗi niềm của một đứa trẻ theo cha mẹ từ Bắc xuôi Nam và dừng chân lại nơi này sinh cơ lập nghiệp đã hơn bốn mươi năm. Theo chân trang sách lên rừng xuống bể cũng khá thú vị, nhất là với những ai đã từng lang thang tới nơi này. Từ một Ngõ chợ thấp thoáng trong nỗi nhớ, Xứ Đoài chim én bay, Ly cà phê dưới vòm xanh xưa, cùng nhấm nháp Hương vị biển để biết Nét xưa còn đó màu mùa xuân qua, ngắm Cánh chim câu trên sóng... vừa rưng rưng ký ức vừa lấp lánh ngày mai.
 

 


Ai cũng có thể ghi chép lại được những điều mà mình quan sát và cảm nhận bằng ngôn ngữ và ý tình riêng, hoặc tỉ mỉ bác học hoặc vụng về ngây thơ, nhưng dễ có khả năng trôi tuột chẳng đọng lại gì bởi những điều đó hoặc quá cũ, hoặc giáo điều và công thức. Để chạm được vào lòng người đọc đôi khi chỉ cần vài nét phác họa có khi vô tình mà thành. Như trong Bữa cơm bạn bè của bố, hình ảnh khiến bạn đọc khó thể lướt qua nhanh: người cha trên 90 tuổi “ục ịch như một con voi ốm” được đứa con trai ngũ tuần “...mặc cho bố xong bộ áo quần, thắt cà vạt thật vất vả như cột một cái bao tải đựng thóc vừa to vừa cũ nên chẳng đâu vào đâu. Bố mặc xong từ nửa sáng rồi ngồi ngay ngắn chờ thằng con quay về chở đi với tâm thế thật đĩnh đạc phấn khởi”. Thật hạnh phúc.

Lê Đức Dương hiện là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng tại Khánh Hòa, đã có 9 đầu sách được xuất bản, trong đó có những tác phẩm viết cho trẻ em đáng chú ý như Đảo Thần kiếm, Cá voi E Ren đến Hòn Mun... đều lấy bối cảnh Nha Trang và được tái bản, tạo hiệu ứng rất tốt. Dòng sông với đôi bờ ký ức (NXB Hội Nhà văn, 2022) ắt sẽ là nhịp cầu đưa người đọc quay lại với những miền nhung nhớ đầy yêu thương.

Theo ÁI DY (TNO)

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null