Đời thường của ca sĩ Phi Nhung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tết đến Xuân về, đó là thời khắc thiêng liêng, đất trời giao hòa, gia đình đoàn viên… Còn đối với ca sĩ Phi Nhung giống như vầng trăng khuyết. Bước vào tuổi tứ tuần, ngoài sự nghiệp ca hát được coi là khá thành công, nhưng hiện nay cả bố lẫn mẹ của cô ca sĩ “Thị trấn sương mù” chẳng còn ai. Một buổi chiều cuối năm, Phi Nhung dành cho Báo Gia Lai những phút trải lòng về chuyện đời, chuyện yêu… rất thật lòng!

40 tuổi vẫn chạy trốn tình yêu…

- Thiên hạ thường nói, con gái bước sang tuổi băm chưa lập gia đình, coi như bị xếp vào diện “ống chề”. Có phải vì mải mê với sự nghiệp ca hát nên Phi Nhung đã quên đi thiên chức làm vợ, làm mẹ của mình?

Ca sĩ Phi Nhung: Không hẳn như vậy. Là người con gái, mỗi khi đứng trước một người đàn ông, đặc biệt là người đàn ông đẹp trai, hào hoa phong nhã trái tim tôi cũng rung động lắm chứ. Thực tế thì tôi cũng đã có vài mối tình nhưng chẳng hiểu sao mọi chuyện chẳng đi đến đâu. Người tôi yêu thì chẳng được, còn người tôi không yêu thì họ cứ bám riết theo đuổi. Chẳng trách người đời có câu “theo tình tình chạy, chạy tình tình theo”. Những lúc như vậy tôi lại vùi đầu vào sự nghiệp ca hát để quên đi những mối tình sầu. Khi ngẩng đầu lên nhìn lại, hóa ra mình đã tuổi 40.

Ảnh: Nguyễn Minh
Ảnh: Nguyễn Minh

- Nhưng thế gian vẫn không thiếu những đôi uyên ương theo kiểu chồng già, vợ trẻ; vợ trẻ, chồng già đó thôi?

Ca sĩ Phi Nhung: Với tôi, chuyện tình duyên thật trớ trêu. Hiện nay có một vài người đàn ông vì ngưỡng mộ giọng hát nên họ yêu tôi đến mức si tình. Bị tôi từ chối thì họ tìm đủ cách từ thuyết phục, thậm chí là khống chế, hăm dọa… Khổ nỗi họ là những người đàn ông đã có vợ và con. Chỉ cần cái gật đầu là tôi sẽ có họ, nhưng nếu làm vậy thì tôi chẳng đành vì mang tội cướp chồng người ta. Sẽ làm vợ con họ khổ. Bởi vậy ở tuổi 40 nhưng suốt ngày tôi phải chạy trốn tình yêu.

Mới đây thôi, có một đại gia tại Hà Nội theo đuổi tôi như hình với bóng. Khi biết tôi đi hát bất cứ nơi nào cũng lần mò đi theo. Khi thấy những người đàn ông khác lên sân khấu tặng hoa, lập tức người đàn ông đó ra sức ngăn cản, làm khó… Sầu tình, nhiều lúc tôi muốn quy y cửa Phật nhưng nghĩ lại mình vẫn còn có thể đóng góp nhiều cho người hâm mộ nên đành gác lại.

- Trên sân khấu, Phi Nhung-Mạnh Quỳnh được người hâm mộ ví là đôi trai tài gái sắc, diễn rất ăn ý... Thực tế đến bây giờ nhiều người vẫn tự hỏi, ở ngoài đời có phải hai người đã từng yêu nhau say đắm hay không?

Ảnh: Nguyễn Minh
Ảnh: Nguyễn Minh

Ca sĩ Phi Nhung: Thú thật tôi cũng mơ ước được như người hâm mộ tưởng, nhưng thực tế thì không có chuyện đó. Mạnh Quỳnh vừa đẹp trai đồng thời vừa là ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng. Tôi cần Mạnh Quỳnh và anh ấy cũng cần tôi để song ca. Tôi cũng rất thích hát những bài do chính anh ấy sáng tác. Nói tóm lại, tôi và Mạnh Quỳnh cùng gu nhạc như nhau. Có thể trên sân khấu tôi và Quỳnh diễn rất ăn ý, nhưng ngoài đời lại khác.

Mạnh Quỳnh là một người chồng mẫu mực, hết lòng chăm lo cho vợ con. Vợ anh ấy cũng là bạn thân của tôi, cô ấy làm ở một ngân hàng khá nổi tiếng ở Mỹ. Mạnh Quỳnh cũng là một người đàn ông rất có trách nhiệm với bạn bè. Cách đây 2 tháng, anh ấy về Việt Nam cùng với tôi diễn ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh, Cần Thơ… trong vòng 10 ngày. Đó là khoảng thời gian tôi cảm thấy rất hạnh phúc trong cuộc đời vì đã làm được điều gì đó cho những người hâm mộ quê nhà.  

… Và chạy trốn các đại gia

- Thực tế cho thấy, đằng sau những người đàn ông thành đạt thường có người vợ khéo léo, đảm đang. Bên cạnh các mỹ nhân hoặc những ca sĩ nổi tiếng hay có các đại gia đứng đằng sau “chống lưng”. Còn Phi Nhung thì sao?

Ca sĩ Phi Nhung: Khi biết tôi trở về Việt Nam ca hát, đã có đại gia tìm đến với tôi. Họ muốn giúp tôi kinh doanh giọng hát và yêu thương tôi, nhưng tôi từ chối tất cả. Đại gia, tôi ngại họ lắm. Ở đời chẳng ai cho không ai thứ gì. Họ cho mình cái này, ngược lại họ đòi mình thứ khác. Tôi không muốn mình trở thành con rối trong tay của những người lắm tiền nhiều của. Nghĩ lại thật nực cười. Rõ ràng tôi cần đàn ông để làm chồng, cần đại gia “chống lưng”. Nhưng cả hai thứ đó tôi đều chạy trốn. Chẳng biết tôi có “hâm” hay không nữa.

- Thời gian rảnh rỗi cô làm gì?

Ca sĩ Phi Nhung: Tôi đi tìm những thú vui giúp mình cân bằng lại cuộc sống. Những lúc như vậy tôi nằm ở nhà bật tivi lên xem phim hoạt hình, xem phim hài do nghệ sĩ Thành Lộc và Mr Bean đóng. Những ngày đẹp trời đi dã ngoại vui chơi với các fan hâm mộ.

- Ngoài sự nghiệp ca hát, hình như Phi Nhung đang lấn sân sang cả lĩnh vực phim ảnh và truyền hình?

Ca sĩ Phi Nhung: Cuộc đời ai cũng muốn vươn lên phía trước, muốn chinh phục cái mới, tự khám phá chính mình. Chẳng biết các đạo diễn nhìn thấy ở tôi có cái gì đó rất hợp với phim trường nên họ đã mời tôi vào vai. Những bộ phim mà tôi đã đóng như: Trạng Sư Trần Mộng Cát, Chuyện tình làng hoa, Lâu đài tình ái, Hồ Quảng… Trong lĩnh vực truyền hình, Phi Nhung cũng đã từng tham gia 3 kỳ vào chương trình Song ca với thần tượng, Vầng trăng cổ nhạc do Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Ca hát là sở trường còn đóng phim và lên truyền hình là sở đoản. Đến nay mọi thứ đều tạm ổn, không có gì đáng lo lắng cả.

- Hiện nay, Phi Nhung đang nợ khán giả quê nhà tại Gia Lai một lời hứa. Đó là tổ chức live show ở Pleiku?

Ca sĩ Phi Nhung: Đúng vậy. Trước đây tôi hứa sẽ tổ chức live show từ thiện vào tháng 11-2011 tại Pleiku để tri ân nơi đã sinh ra mình. Nhưng vì một vài lý do cá nhân nên đến nay vẫn chưa thực hiện được. Mong bà con thông cảm, Phi Nhung sẽ đền đáp lại sau.

- Cảm ơn Phi Nhung về cuộc trao đổi này!

Nguyễn Minh
 

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

Giữ “hồn trà” trong từng dáng ấm

(GLO)- Không ít người vừa mê trà vừa có thú sưu tầm ấm. Với họ, chiếc ấm không chỉ để pha trà mà còn là bạn tri âm, lặng lẽ đồng hành trong từng cuộc trà. Họ “dưỡng ấm” như nâng niu một thú chơi đầy tinh tế.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Từ trong câu ca nghĩa tình

Từ trong câu ca nghĩa tình

(GLO)- Trước việc Bình Định-Gia Lai chuẩn bị về một nhà, chuẩn bị một hành trình mới của đất nước, địa phương và cá nhân, người viết chợt nhớ… chuyện xưa, “cố tình” tìm mối liên hệ với những điều nhỏ nhặt.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.