Đôi điều về mẫu hệ Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, tôi mới ra trường, lên công tác tại Tây Nguyên. Buôn làng lúc ấy lạ và đẹp hút hồn. Nền nếp gia đình, sinh hoạt văn hóa còn nguyên vẹn bản sắc truyền thống. Tất cả những điều tôi nghe thấy cứ ghim mãi trong lòng thành ký ức về miền đất mẫu hệ một thời may mắn được trải nghiệm.
Người Tây Nguyên trừ một số dân tộc không có họ (sau này thì có khi cả làng mang một họ) không rõ nét dòng quyền, còn lại đều theo họ mẹ với cả thời đại “mẫu hệ” xuyên suốt lịch sử sinh tồn hàng ngàn năm.
Theo truyền thống xa xưa của người Tây Nguyên, con gái chủ động đi “bắt chồng”. Con trai được nhà vợ cưới về và suốt đời ở nhà vợ, làm việc cho nhà vợ. Đời người đàn ông sau khi bị “bắt chồng”, coi như sống một cuộc sống đơn độc bên dòng họ nhà vợ, xung quanh mình toàn là người khác lạ, đến những đứa con cũng phải mang họ nhà người.
Theo lệ thường ở một số dân tộc, khi đến tuổi cập kê, đôi trai gái ưng nhau thì báo cho cha mẹ, tìm người mai mối. Người mai mối thường ở cùng làng, hiểu rõ hai gia đình, có tài ăn nói (nhiều trường hợp nhà trai và nhà gái đều có người làm mối). Người mối xem xét, bố trí ngày thăm nhà trai (tương tự như dạm ngõ), ngày hỏi và ngày cưới cho cặp đôi.
Theo tục cũ, trong ngày “dạm ngõ” nhà chồng, người mối bên gái cùng gia đình và cô gái chủ động sang nhà trai. Ở đó, họ gặp gỡ gia đình nhà trai và chàng rể tương lai. Lễ vật nhìn chung đơn giản gọn nhẹ, chủ yếu có con gà, ghè rượu cho 2 gia đình ăn chung bữa cơm. Sau khi đặt vấn đề, ông mối hỏi chàng trai có ưng làm chồng cô gái không, họ trao cong (vòng đồng) cho nhau và được cột dây gai vào cổ tay, coi như số phận đã buộc chặt. Chốt lại, cặp trai gái cùng uống ghè rượu cần có sự chứng giám của ông mối. Ghè rượu được cắm 3 cần, đôi trai gái ngậm 2 cần ngoài, người mối bên gái ngậm cần giữa, coi như đã có sự đính ước của cô gái đối với chàng trai.
Lễ cưới truyền thống của người Jrai được phục dựng tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Ảnh: Đức Thụy
Lễ cưới truyền thống của người Jrai được phục dựng tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Ảnh: Đức Thụy
Sau buổi “dạm ngõ”, nhà gái mời người thân thích và gia đình bên trai về nhà mình ra mắt họ hàng. Hai bên bàn bạc thủ tục đám cưới, thống nhất lễ vật ngày cưới, của hồi môn...
Tại lễ hỏi ở nhà gái, tiệc mừng đãi khách khá linh đình. Của hồi môn do bên nhà trai yêu cầu. Thường thì phải có lễ cho bố mẹ, ông bà và anh em ruột thịt. Thời xưa, ở nhà gái hễ người nhà trai ngậm cần rượu thì đều có quà, anh em trong nhà đều phải có khố áo thổ cẩm. Sau này có tục biếu bằng tiền. Mỗi đám cưới chồng, nhà gái coi như mang một gánh nặng nợ nần. Người sinh nhiều con gái sẽ rất tốn kém trong chuyện “bắt chồng” cho con. 
Sau đám cưới, thông thường nhà gái gửi về nhà trai 1 con heo, 1 ghè rượu. Ở nhà gái 3 ngày, cô dâu chú rể về thăm gia đình nhà trai như kiểu “lại mặt”. Nhà trai sẽ thêm cơm thịt rau quả cùng với con heo ghè rượu đem về từ hôm cưới làm bữa cơm vui vẻ thân mật.
Xưa vì theo truyền thống mẫu hệ, những người cùng họ mẹ gần xa đều không được lấy nhau, nếu lỡ ăn nằm bị coi là loạn luân. Những kẻ loạn luân bị làng xử phạt rất nặng, thường thì họ phải bị đốt (ăn) 1 con bò, 1 con heo, cúng 1 ghè rượu để tạ tội với Yàng. Thời trước, nhiều vùng thậm chí kẻ loạn luân phải cởi trần, bò đến ăn thức ăn trong một cái máng heo có sự chứng giám của dân làng. 
Trường hợp người vợ vì lý do gì đó bị chết, người chồng cũng phải ra đi tay trắng về với bố mẹ đẻ, cho đến khi được người đàn bà khác “bắt” làm chồng lại theo người ấy về nhà họ. Có một phương án đảm bảo ổn thỏa cả gia tộc, con đẻ và gia sản là người đàn ông sẽ “nối dây” với một cô gái trong gia đình, dòng họ vợ (chị hoặc em vợ, bà con phía vợ)... Sau nối dây, người đàn ông vẫn sống yên ổn trong nhà vợ và họ cùng nuôi những đứa con mồ côi như con của nhau vậy! 
Giữ quyền mẫu hệ, làm chủ gia đình, phụ nữ Tây Nguyên thường vất vả hơn đàn ông. Từ làm nương rẫy đến chặt củi, gùi củi, bổ củi, giã gạo, gùi nước, nấu cơm, dệt vải, chăm con nhỏ... tất tật đều do người đàn bà trong gia đình đảm nhận. Họ có quyền lớn, đồng thời cũng gắn với trách nhiệm lớn trong cuộc sống, là nhân tố cố kết bền vững lâu dài đại gia đình mẫu hệ bao gồm nhiều thế hệ của miền đất Tây Nguyên!
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.