Đọc 'Thời kỳ hậu Corona' của triệu phú Scott Galloway: tìm lạc quan trong hiểm cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Với Thời kỳ hậu Corona, Scott Galloway không chỉ xem xét vấn đề với góc nhìn tổng quát về kinh tế - xã hội mà ông còn cho biết những gì đã, đang và sắp diễn ra trên thế giới.

 Theo Scott Galloway, giải pháp cốt lõi trước đại dịch không chỉ là vaccine, mà là sự thích ứng của con người với cái mới- ẢNH: S.G.B
Theo Scott Galloway, giải pháp cốt lõi trước đại dịch không chỉ là vaccine, mà là sự thích ứng của con người với cái mới- ẢNH: S.G.B



Khác với nhiều cuốn sách viết về dịch bệnh dưới góc nhìn khoa học hay của các chuyên gia dịch tễ, Thời kỳ hậu Corona được viết bởi triệu phú Scott Galloway - một doanh nhân và là giáo sư giảng dạy đại học ở Mỹ. Cuốn sách (vừa được Saigon Books và NXB Thế Giới ấn hành, Trần Hoàng Sơn dịch) phơi bày mọi thứ hậu Covid-19 qua lăng kính kinh doanh. Vì thế nó có thể dành cho nhiều đối tượng, đặc biệt là các lãnh đạo doanh nghiệp và các cấp quản lý chiến lược.

Đầu tháng 3.2020, chúng ta vẫn còn đang sống ở “trước kia”. Nhưng sau đó, một con virus với kích thước chỉ bằng 1/400 sợi tóc đã làm mọi thứ đã thay đổi. Sức hủy diệt của con virus nhỏ bé cho thấy con người không sống trong một hệ thống bất khả biến. Khi trái đất trở lại với tốc độ quay đều đặn của nó, những khác biệt gì sẽ xảy ra trong việc kinh doanh, trong nền giáo dục và trong thế giới của chúng ta? Liệu nó sẽ nhân văn hơn và thịnh vượng hơn? Hay mọi người sẽ thích nó ngừng quay? Chúng ta có thể làm gì để định hình cho giai đoạn “sau này”?


 

“Ẩn sâu dưới những thay đổi này, việc lớn lên trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu có thể sẽ tạo ra một thế hệ chín chắn, có cách nhìn nhận mới mẻ về cộng đồng, về tinh thần hợp tác và đức hy sinh – một thế hệ tin rằng lòng thương không phải là điểm yếu và giàu có không phải là lợi thế” - Ảnh: S.G.B
“Ẩn sâu dưới những thay đổi này, việc lớn lên trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu có thể sẽ tạo ra một thế hệ chín chắn, có cách nhìn nhận mới mẻ về cộng đồng, về tinh thần hợp tác và đức hy sinh – một thế hệ tin rằng lòng thương không phải là điểm yếu và giàu có không phải là lợi thế” - Ảnh: S.G.B


Với Thời kỳ hậu Corona, Scott Galloway đã chia ra các giai đoạn và nêu lên những nội dung mà ông cho rằng độc giả sẽ có cái nhìn khái quát về nền kinh tế và cách giải quyết các vấn đề ấy:

Chương 1: Covid & Đào thải: quy luật đào thải, sống sót qua đào thải, quản trị khủng hoảng…

Chương 2: Bộ tứ: công nghệ cao hơn, vấn đề lớn hơn, Amazon, Apple, Google và Facebook.

Chương 3: Những kẻ đột phá: chỉ số đột phá, vụ đốt chuồng kỳ lân…
Chương 4: Giáo dục Đại học: chặng đường phía trước, khuyến nghị, chín muồi cho đột phá…

Chương 5: Thịnh vượng chung: bi kịch của giai cấp bình dân, nền kinh tế bóc lột, chủ nghĩa tư bản, các bệnh của chúng ta và virus corona, chúng ta phải làm gì?...

Đọc Thời kỳ hậu Corona, sẽ thấy được cách diễn giải tài tình của Scott Galloway trong việc lột tả những mặt trái về kinh tế - xã hội mà trước giờ con người không nhận ra khi thế giới chưa xuất hiện đại dịch Covid-19. Theo ông, giải pháp cốt lõi trước đại dịch không chỉ là vaccine, mà là sự thích ứng của con người với cái mới.

Thời kỳ hậu Corona còn cho độc giả thấy được sự lạc quan trong hiểm cảnh. Trong đó, Scott Galloway đã mô tả việc người Mỹ thích nghi và thay đổi khi đại dịch xảy ra, rằng: “Cơn đại dịch vẫn lóe một tia sáng xé toang đám mây u ám. Người Mỹ thoáng chốc đã tiết kiệm nhiều hơn và thải ra ít chất ô nhiễm hơn”, hay “việc bắt buộc áp dụng phương pháp học tập từ xa có thể thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học nhờ chi phí thấp hơn và tỷ lệ nhập học cao hơn…”.

Điều đáng lưu ý và có lẽ đắt giá ở cuốn sách này, là Scott Galloway đã có những phân tích thú vị và thực tiễn về những mô hình kinh doanh tiêu biểu, về ngành giáo dục đại học, từ đó gợi ra những ý tưởng kinh doanh mới, những xu thế trong tương lai cũng như những thay đổi tiềm năng vào thời kỳ hậu Corona. Và trên hết, là thông điệp mà Scott Galloway gửi gắm trong Thời kỳ hậu Corona: “Ẩn sâu dưới những thay đổi này, việc lớn lên trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu có thể sẽ tạo ra một thế hệ chín chắn, có cách nhìn nhận mới mẻ về cộng đồng, về tinh thần hợp tác và đức hy sinh– một thế hệ tin rằng lòng thương không phải là điểm yếu và giàu có không phải là lợi thế".

 

Theo THIÊN ANH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.