Đọc sách cùng bạn: Mọi chuyện rồi sẽ ổn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chào bạn, ta gặp lại nhau. Cuộc chiến với đại dịch COVID-19 ở nước ta đang bước vào hồi quyết liệt. Cả nước đang cùng Đà Nẵng quyết tâm ngăn chặn con virus quái ác không để nó thâm nhập vào cơ thể con người và lan rộng ra nhiều nơi.

 Trong cuộc chiến chống dịch này mỗi người đều phải có lương tâm và trách nhiệm đóng góp với cộng đồng.
Trong cuộc chiến chống dịch này mỗi người đều phải có lương tâm và trách nhiệm đóng góp với cộng đồng.


Cuốn sách hôm nay tôi muốn bạn đọc là của một người trẻ đã trải qua trận dịch năm 2009 kể lại kinh nghiệm của mình và truyền cảm hứng cho các bạn trẻ chống đại dịch hiện nay. Cuốn sách mang tên "Đi qua hai mùa dịch" và tác giả là Dy Khoa.

Ngày 16/6/2020, điện thoại của tôi nhận được dòng tin nhắn trên messenger của một người lạ không phải bạn trong facebook như sau:

"Con chào chú,

Con xin mạn phép gọi như vậy vì chưa biết chú ở bên ngoài.

Con tên là Nguyễn Hoàng Anh Khoa, con lấy bút danh cho nghề viết là Dy Khoa. Con vừa giới thiệu cuốn sách đầu tay "Đi qua hai mùa dịch" kể về chuyện chính bản thân mình bị dương tính với cúm A/H1N1 vào 11 năm trước cùng đó, giống như mọi người, con cũng trải qua đợt dịch COVID-19 năm nay. Xuyên suốt cuốn sách là tràn đầy năng lượng tích cực.

Con biết chú qua các bài viết về sách trên Dân Việt. Con hy vọng sẽ được chú đọc qua tác phẩm của con và góp ý giúp con.

Con xin phép gửi chú quyển sách để chú tiện đọc.

Cảm ơn chú ạ".

Tôi đã nhãng đi tin nhắn này hơn một tháng vì nó lưu vào mục "tin nhắn chờ". Mãi đến những ngày cuối tháng 7 khi đang ở Đà Lạt, tôi mới nhắn tin lại cho Khoa và cho địa chỉ nhà người quen để Khoa gửi sách. Khi sách tới nơi tôi đọc ngay, phần vì cuốn sách cũng mỏng, nhưng phần chính là vì tôi nóng lòng muốn biết sự trải nghiệm bệnh dịch của một người trong cuộc, nhất đây lại là người trẻ.

Năm 2009 Khoa đang là học trò phổ thông từ quê xuống thị xã (bây giờ là thành phố) Tây Ninh cách xa nhà bốn chục cây số trọ học. Sau một tháng tựu trường thì cậu bị sốt cao. Vào bệnh viện khám, cậu được lấy mẫu xét nghiệm bằng que phết họng và kết quả bác sĩ cho biết cậu bị mắc cúm A/H1N1. Cậu được đưa vào khu điều trị cách ly của Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh. May sao chỉ năm ngày sau cậu xét nghiệm lại có kết quả âm tính và được xuất viện, cùng mẹ trở lại quê.

Khoa kể cái lần bị cúm A/H1N1 đó cậu còn là học sinh, hồn nhiên chưa biết gì căn bệnh nguy hiểm đang hoành hành. Vào khu cách ly cậu vẫn cùng những bệnh nhân nhỏ tuổi nghịch quấy, chơi đùa. Nhưng sau này nhìn lại, cậu thấy lần đó mình đã thật may mắn có mẹ luôn ở bên, mẹ đưa vào viện kịp thời, vào viện được các y bác sĩ tận tình chăm sóc cứu chữa, ở trường lớp các bạn chia nhau chép lại bài học cho. "Và có lẽ tôi cũng may mắn vì thời điểm đó mạng xã hội chưa phổ biến như hiện tại nên các thông tin chia sẻ với nhau rất hạn chế. Tôi cũng sẽ không nghe được những lời xì xầm phía sau, nếu có. Và người ta cũng chẳng biết nhiều về tôi mà bàn tán. Ấy, không có quá nhiều thông tin lại là điều hay. Hay biết in thông tin cũng là cái dở. Vậy nên biết nhiều nhưng chọn lọc thì tốt hơn" (tr. 42).

 

ĐI QUA HAI MÙA DỊCH

Tác giả: Dy Khoa
SWEMEMO & Nhà xuất bản Văn hoá - Văn nghệ, 2020.
Số trang: 97
Số lượng: 1000
Giá bán: 78.000

Yêu thương, đó là điều lớn nhất Dy Khoa thu nhận được từ ca nhiễm bệnh của mình 11 năm trước. Và nay anh viết cuốn sách nhỏ này chính để muốn lan toả những yêu thương ấy đến mọi người trong cơn dịch bệnh hiện giờ mà mức độ tác hại và nguy hiểm đến từng cá nhân và cả cộng đồng còn nặng nề hơn lần trước.

Anh chia sẻ với những người làm nghề y trong những tháng ngày này. "Tôi được gần hơn với những người đang làm nghề mà tôi thần tượng, muốn trở thành họ, khi xưa. Họ cũng bằng xương bằng thịt, họ cũng nhỏ bé và có những lúc yếu lòng. Và từ đây tôi lại có thêm nhiều người bạn mới" (tr.49). Anh tự mình tìm hiểu và tích luỹ thêm những kiến thức y tế, nhất là về phòng chống dịch, để giúp mình và giúp người. Anh khuyên mọi người hãy loại trừ những cảm xúc tiêu cực và hãy tập nghĩ tích cực để tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch của cơ thể đề kháng coronavirus. Anh buồn khi thấy thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang là những thành phố đông vui tấp nập giờ trở nên vắng vẻ, đìu hiu, và rơi nước mắt cùng những người buôn bán phải đóng cửa hàng, giảm thu nhập.

Phần cuối cuốn sách Dy Khoa viết về cái điều đã thành câu cửa miệng hiện nay: "Mọi chuyện rồi sẽ ổn". Dịch bệnh làm đảo lộn cuộc sống, nhưng cũng là dịp khiến mỗi người tự sắp xếp lại cuộc sống của mình. Nhưng có những cái vĩnh viễn mất đi để lại nỗi đau cho người đang sống. Như Dy Khoa đã mất một người bạn thân hiểu mình như chính mẹ hiểu mình. "Giỗ Tâm năm nay rơi đúng đợt giãn cách toàn xã hội nên tôi cũng không được về quê đến nhà thắp nhang cho bạn". Và dòng cuối cuốn sách Khoa tái bút cho bạn mình: "Tao tin mày vẫn luôn bên cạnh tao. Không cần nói ra nhưng vẫn hiểu nhau như chúng ta đã từng" (tr. 97).

Một người trẻ đã đi qua hai mùa dịch như vậy. Cuốn sách của Dy Khoa gọn nhỏ, những dòng chữ là những lời tâm sự nhỏ nhẹ nhưng chứa đựng lòng yêu cuộc sống, lời cầu nguyện bình an cho mọi người. Đọc nó để có thêm lòng tin vào những điều tốt đẹp trong đời, nhất là ở lúc đang chống chọi với đại dịch COVID-19.

Hẹn bạn lần tới với một cuốn sách mới khác.

https://danviet.vn/doc-sach-cung-ban-moi-chuyen-roi-se-on-20200803214749465.htm

Vinh, 2.8.2020
Phạm Xuân Nguyên
(Dẫn nguồn Dân Việt)

 

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.