Độc đáo: Mắc màn, tạo "vòng lửa" cứu đàn lợn thoát dịch tả châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mắc màn, phun sát trùng đậm đặc nhằm tạo "vòng lửa" cách li... là những phương pháp độc đáo đã được các trang trại chăn nuôi lợn đã và chưa bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) áp dụng cho đàn vật nuôi của mình. Và mặc dù các trại nuôi xung quanh đã có lợn chết vì nhiễm virus DTLCP, nhưng những trại áp dụng “vòng lửa” này vẫn đang an toàn.
Tạo "vòng lửa" cứu lợn
Giữa lúc các trang trại, nông hộ xung quanh lâm cảnh bi đát vì "bão" dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã làm chết cả đàn lợn thì trại nuôi của ông Nguyễn Bá Hữu (ở thôn Đầm Lác, xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, Bắc Giang) vẫn trụ vững,  xuất bán lợn đều đều với doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Sau nhiều lần liên hệ, chúng tôi cũng đến được trang trại của vợ chồng ông Hữu. Tuy nhiên, để vào được trại lợn này, phải qua nhiều vòng khử trùng, mất tới vài chục phút.
“Cùng với các vòng cách li, cung cấp thức ăn, nước uống sạch, chúng tôi còn áp dụng biệp pháp khử mùi chuồng nuôi bằng chế phẩm EM đối với các chuồng có con lợn trọng lượng từ 40kg trở lên” - ông Hữu tiết lộ.
Trang trại của ông Hữu nằm giữa bốn bề đồi núi, cây xanh, lúc nào cũng có hàng chục công nhân đang làm việc, chăm sóc đàn lợn gần 5.000 con. Bên cạnh việc tạo “vòng lửa” cách ly đàn lợn với môi trường bên ngoài, cách mà ông Hữu đầu tư hệ thống xử lý môi trường cho chăn nuôi, chất thải cũng rất khác người.
Theo đó, ông Hữu đã chi hơn 1 tỷ đồng vào thiết kế hệ thống lọc với 18 bể lọc biogas. Nhờ đó, gia đình ông không chỉ bảo đảm an toàn môi trường chăn nuôi mà còn tạo ra chất đốt từ khí biogas, có phân hữu cơ để bán tăng thêm thu nhập.
 
 
  Ông Nguyễn Văn Thục ở xóm 4, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh (Nam Định) chăm sóc đàn lợn tại trang trại của gia đình ở Nam Định. Ảnh: Hải Đăng
Ông Nguyễn Phùng Hoan - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho hay: Thực tế trong thời gian vừa qua đã có nhiều trang trại trên địa bàn tỉnh dù có những dãy chuồng có lợn bị DTLCP phải tiêu hủy, nhưng ở các dãy chuồng khác của cùng trại đã qua 2 - 3 tháng mà lợn vẫn khỏe mạnh bình thường.

Đây cũng là điều mà các cơ quan khoa học phải nghiên cứu thêm về cơ chế lây truyền virus DTLCP, các phương pháp chăm sóc, bảo vệ đàn lợn trước dịch bệnh...

Năm 2017, ông Hữu ra mắt sản phẩm sáng tạo cá nhân là các nồi cám “khổng lồ”. Chiếc nồi này được thiết kế theo hình chữ nhật, đáy bằng thép chất lượng cao dày 10mm, dài 2,7m, rộng 0,8m. Thành nồi làm bằng thép dày 3mm, cao 0,8m. Mỗi lần, một chiếc nồi nấu được trên 3 tạ bột ngô nghiền, 2 tạ gạo, 50kg cá, 5 gánh bèo công nghiệp, đảm bảo đủ lượng thức ăn sạch với chi phí thấp cung cấp cho đàn vật nuôi.

Với cách chăn nuôi này, theo tính toán của ông Hữu, chi phí theo đầu cân lợn sẽ giảm từ 35.000 đồng/kg xuống còn 32.000 đồng/kg. "Đây thực sự là phương pháp chăn nuôi hiệu quả đã mang lại cho chúng tôi lợi ích kép" - ông Hữu khẳng định.
Từ gục ngã thành... điểm sáng
Sau khi đàn lợn của gia đình bị nhiễm virus DTLCP, thiệt hại tiền tỷ, hiện ông Nguyễn Văn Thục ở xóm 4, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh (Nam Định) đã gượng dậy làm lại từ đầu. Và điều bất ngờ là ông gặt hái được thành công cũng từ con lợn giữa bối cảnh DTLCP đang lây lan.
Đầu tháng 5/2019, khi bị DTLCP tấn công, trang trại của ông Thục đang có khoảng 500 con lợn. Địa phương đã hỗ trợ cho chủ trang trại tiêu hủy đàn lợn gần 300 con tại ô chuồng có vật nuôi bị nhiễm dịch, các con lợn ở các ô chuồng còn lại vẫn được giữ lại để tiếp tục theo dõi.
Ông Thục cho biết, hiện tại số lợn giữ lại đã thoát "án tử" dịch tả một cách kỳ diệu. "Nhiều người cũng tưởng tôi sẽ gục ngã, nhưng bằng sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, đến nay trang trại đã được vực dậy và thu được thành công bước đầu" - ông Thục chia sẻ.
Ông Thục cho biết thêm, đến nay đàn lợn của ông đã cơ bản được an toàn và cùng với sự giúp sức của cán bộ, lãnh đạo các ban, ngành địa phương, vợ chồng ông đã bắt đầu cung cấp sản phẩm trở lại cho các đầu mối cửa hàng bán thực phẩm sạch ở Nam Định.
"Vừa rồi cán bộ thú y đã xuống lấy mẫu và đưa đi xét nghiệm cho kết quả tốt, đàn lợn của tôi đã âm tính với DTLCP nên sản phẩm thịt lợn hữu cơ của tôi lại được bán bình thường trở lại" - ông Thục chia sẻ. Thời điểm này, hàng ngày bên cạnh việc cho lợn ăn thức ăn ủ men vi sinh và thảo dược, vợ chồng ông Thục tích cực phun thuốc tiêu độc đậm đặc để khử trùng trang trại và lắp đặt lưới chắn ngăn ngừa côn trùng xâm nhập vào chuồng lợn.
Ông Thục cũng tiết lộ thêm, trước sự thoát hiểm của đàn lợn và các biện pháp xử lý khử trùng, mắc màn lưới chắn côn trùng, mới đây, lãnh đạo địa phương và Cục Thú y (Bộ NNPTNT) đã về tận trang trại của ông kiểm tra và đánh giá rất cao. "Các đoàn về thăm đều rất ngạc nhiên trước hiệu quả từ phương pháp mà tôi đang áp dụng, nếu được nhân rộng, có thể sẽ giúp bà con chăn nuôi ở các tỉnh khác vượt "bão” dịch" - ông Thục vui vẻ nói.
Trần Quang (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.