Độc đáo chương trình trưng bày và biểu diễn áo dài Việt Nam tại Yên Tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chương trình có sự tham gia trình diễn của các đại biểu là đại sứ các nước và đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các nghệ sỹ, người mẫu và quần chúng, với 12 bộ sưu tập của 12 nhà thiết kế.
 

Một số thiết kế áo dài sẽ được trình diễn tại chương trình. (Nguồn: uongbi.gov.vn)
Một số thiết kế áo dài sẽ được trình diễn tại chương trình. (Nguồn: uongbi.gov.vn)



Tối 23/4, tại Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra chương trình trưng bày và biểu diễn áo dài Việt Nam, nhằm tôn vinh vẻ đẹp của tà áo dài truyền thống, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động kích cầu thu hút du lịch của tỉnh (Festival Áo dài Quảng Ninh 2022) do nhà thiết kế áo dài Minh Hạnh và êkíp thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mode phối hợp tổ chức.

Qua đó, tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch thành phố đến đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế, thu hút khách du lịch đến với Quảng Ninh.

Đặc biệt, chương trình có sự tham gia trình diễn áo dài Việt Nam của các đại biểu là đại sứ các nước và đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các nghệ sỹ, người mẫu và quần chúng, với 12 bộ sưu tập của 12 nhà thiết kế nổi tiếng trong nước.

Trong các ngày từ 15/4-2/5, với chủ đề "Tâm thân an tỉnh," Ban tổ chức sự kiện sẽ trưng bảy quy trình ươm tơ dệt lụa của lụa Bảo Lộc-Lâm Đồng; quy trình từ cây gai xanh đến dệt và làm ra thành phẩm vải gai...

Với quy mô tổ chức hoành tráng, kết hợp nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật ánh sáng đặc sắc, cùng sự góp mặt của các vị đại biểu, các vị khách quý, chương trình trưng bày và biểu diễn áo dài tại Khu di tích và danh thắng Yên Từ năm 2022 kỳ vọng mang lại nhiều cảm xúc cho người xem, góp phần tôn vinh tà áo dài Việt Nam; đồng thời quảng bá hình ảnh non thiêng Yên Tử nói riêng, cũng như du lịch Uông Bí và tỉnh Quảng Ninh.

Theo Văn Đức (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.