Độc đáo Chợ phiên Măng Đen

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mặc dù mới được tổ chức và đưa vào hoạt động từ đầu tháng 10/2023, nhưng Chợ phiên Măng Đen đã trở thành một điểm đến độc đáo, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, mua sắm, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm văn hóa.

Chợ phiên Măng Đen chính thức đi vào hoạt động từ ngày 7/10, mục đích là giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dược liệu, nông sản đặc trưng của huyện đến người tiêu dùng, các tầng lớp nhân dân, du khách; tạo cơ hội cho các hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện gặp gỡ, tìm hiểu kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời thu hút nhân dân và khách du lịch đến tham quan mua sắm; giới thiệu cho du khách trải nghiệm các chương trình văn hóa DTTS trên địa bàn.

Quang cảnh Chợ phiên Măng Đen. Ảnh: NB

Quang cảnh Chợ phiên Măng Đen. Ảnh: NB

Theo đó, Chợ phiên Măng Đen diễn ra vào ngày thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần tại khuôn viên đồi thông, đường Hùng Vương, thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông). Chợ phiên Măng Đen có tất cả 24 gian hàng, trong đó có 9 gian hàng là nhà sàn do các xã, thị trấn giới thiệu sản phẩm của địa phương, 15 gian hàng do Hội Du lịch Măng Đen phối hợp với các tổ chức, cá nhân thực hiện. Vật liệu sử dụng để làm các gian hàng hết sức gần gũi với thiên nhiên như tre, nứa, mái lợp tranh và bố trí hài hòa với không gian thoáng đãng dưới tán rừng thông.

Các gian hàng được thiết kế và trang trí mang nét riêng của từng khu vực để trưng bày, giới thiệu, quảng bá những sản phẩm nông nghiệp sạch có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm các sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, các loại dược liệu (hồng đẳng sâm, đương quy, sơn tra, chè dây, tinh bột nghệ, chuối hột), các mặt hàng nông sản (cà phê, mắc ca, gạo đỏ…); thực phẩm tươi (rau, củ, quả các loại…); thực phẩm khô (măng le, trâu khô, bò khô, thịt heo hun khói…); các mặt hàng thủ công truyền thống (hàng đan lát, chạm khắc, thổ cẩm…) và tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ nhằm thu hút du khách tham quan.

Các nghệ nhân dệt thổ cẩm truyền thống ngay tại phiên chợ. Ảnh: NB

Các nghệ nhân dệt thổ cẩm truyền thống ngay tại phiên chợ. Ảnh: NB

Ông Bùi Viết Hà- Chủ tịch Hội Du lịch Măng Đen cho biết: Trong việc phối hợp tổ chức Chợ phiên Măng Đen, ban đầu chúng tôi cũng rất khó khăn để kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tham gia vào Chợ phiên. Tuy nhiên, với sự quyết tâm vào cuộc của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở huyện, xã và Hội Du lịch Măng Đen, Chợ phiên ngày càng trở nên đông đúc, tấp nập người bán lẫn người mua. Mỗi phiên chợ diễn ra vào dịp cuối tuần thu hút khoảng 3.000 lượt du khách và người dân đến tham quan, mua sắm. Số đơn vị tham gia bán hàng cũng tăng lên 32 gian hàng với chủng loại hàng hóa, dịch vụ cũng hết sức đa dạng, phong phú.

Ngỡ ngàng trước không gian thoáng đãng, gần gũi và nhộn nhịp của Chợ phiên, chị Nguyễn Thùy Vân (du khách đến từ thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk) cho hay lần đầu chị đến với Măng Đen. Tham quan một số địa điểm du lịch ở Măng Đen, chị ấn tượng nhất là Chợ phiên. Không cần phải tìm kiếm đâu xa, ở đây gần như có tất cả sản phẩm đặc trưng nhất của huyện Kon Plông. Từ các loại dược liệu, đồ thủ công mỹ nghệ đến ẩm thực độc đáo như cơm làng, thịt hun khói, các loại bánh truyền thống đều có ở Chợ phiên.

“Ngoài việc mua sắm, thưởng thức các món ẩm thực độc đáo, chúng tôi cảm thấy rất thú vị và ấn tượng khi được trải nghiệm các hoạt động, học hỏi được nhiều thứ như gói bánh sừng trâu, tìm hiểu về dệt thổ cẩm truyền thống, học đàn t’rưng, tham gia các chương trình văn nghệ hoặc hòa mình vào nhịp xoang giữa đại ngàn cùng tiếng cồng chiêng vang vọng” - chị Vân bộc bạch.

Chương trình giao lưu cồng chiêng, xoang tại Chợ phiên Măng Đen. Ảnh: NB

Chương trình giao lưu cồng chiêng, xoang tại Chợ phiên Măng Đen. Ảnh: NB

Quả thật, khi tham quan Chợ phiên Măng Đen, chúng tôi hết sức ngạc nhiên bởi mới đi vào hoạt động gần 3 tháng, nhưng có cảm giác như đã tồn tại từ lâu. Mọi thứ ở đây đều sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, các hoạt động chỉn chu, bài bản và tổ chức chuyên nghiệp. Càng vào trong, không khí vui tươi, rộn ràng tiếng nói cười, thi thoảng xông lên mùi thơm ngây ngất của những món ăn được chế biến ngay tại phiên chợ. Bên cạnh đó, du khách cũng sẽ cảm thấy ấm lòng bởi sự chân chất, xởi lởi và hiếu khách của các chủ gian hàng. Tất cả tạo nên một khung cảnh sinh động, vui tươi và đầm ấm, hấp dẫn của Chợ phiên Măng Đen.

Ông Đinh Su Giang- Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Truyền thông huyện Kon Plông, cho biết: Trung tâm phụ trách điều phối các hoạt động của Chợ phiên Măng Đen. Từ khi hoạt động đến nay, các phiên chợ có nhiều bước phát triển và thu hút du khách, thể hiện nét đặc trưng riêng chỉ có ở Măng Đen. Để Chợ phiên tiếp tục trở thành điểm đến độc đáo, hấp dẫn du khách trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì, phát huy các sản phẩm đặc trưng vùng miền của huyện; xây dựng quy chế hoạt động của chợ tạo thuận lợi cho người bán lẫn người mua; làm mới, sửa chữa các gian hàng theo hướng gần gũi với thiên nhiên, hài hòa với không gian xung quanh. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ chọn lọc đưa các yếu tố văn hóa truyền thống, ẩm thực mang tính đặc trưng của các dân tộc tại chỗ vào Chợ phiên phục vụ du khách. Ngoài ra, chúng tôi tiếp tục tăng cường các hoạt động quảng bá, tổ chức liên kết với các tour, tuyến du lịch hướng đến mục tiêu xây dựng Chợ phiên Măng Đen thành một điểm đến mới lạ, góp phần vào sự phát triển của du lịch huyện Kon Plông nói riêng và du lịch Kon Tum nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

(GLO)- Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay rơi vào cao điểm của mùa nắng nóng. Mặc dù kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày nhưng nhiều người vẫn ưu tiên chọn những điểm du lịch trong tỉnh để vui chơi, thư giãn thay vì đi xa. Lượng khách ngoài tỉnh đến Gia Lai cũng thấp hơn mọi năm, chủ yếu là các nhóm nhỏ hoặc gia đình.

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.