Điều nguy hại gì xảy ra khi bạn ngồi quá nhiều?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vận động ít hơn, ngồi một chỗ nhiều hơn là điều chúng ta có thể hình dung, ít nhất là trong thời điểm hiện tại đại dịch COVID-19 đang bùng phát. Việc ngồi nhiều gây ra những tác hại đối với sức khỏe.
Việc ngồi nhiều gây ra những tác hại đối với sức khỏe như dễ tăng cân, suy yếu hệ miễn dịch, xương yếu, đau lưng, cứng cột sống, đau chân, có thể mất trí nhớ, có thể mắc bệnh tim,... Ảnh minh họa: Shutterstock
Việc ngồi nhiều gây ra những tác hại đối với sức khỏe như dễ tăng cân, suy yếu hệ miễn dịch, xương yếu, đau lưng, cứng cột sống, đau chân, có thể mất trí nhớ, có thể mắc bệnh tim,... Ảnh minh họa: Shutterstock
Giữa mùa đại dịch COVID-19, nhiều cơ quan, xí nghiệp khuyến khích làm việc tại nhà.
Nghĩa là vào mỗi buổi sáng, thay vì thức dậy, đi tắm, mặc quần áo và đến công sở, bạn có thể ngồi bàn làm việc tại nhà ngay sau khi dùng bữa sáng.
Vận động ít hơn, ngồi một chỗ nhiều hơn là điều chúng ta có thể hình dung, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
Sau đây là một số hậu quả của việc ngồi nhiều mà bạn cần lưu ý, theo Bold Sky.
1. Làm chậm quá trình đốt cháy calorie khiến dễ tăng cân
Trong khi ngồi, tốc độ đốt cháy calorie giảm xuống 1 calorie mỗi phút, điều đó có nghĩa là nếu bạn ngồi trong một giờ, bạn đã đốt cháy ít hơn 60 calorie so với đứng. Khi bạn đứng, bạn có thể đốt cháy thêm 300 calorie mỗi ngày. Đốt cháy ít calorie hơn khiến bạn dễ tăng cân.
2. Khiến xương yếu hơn
Xương có thể yếu hơn và mất một số chất khoáng do ngồi. Bất cứ điều gì có thể khiến bạn đi trên đôi chân và di chuyển đã được chứng minh là có lợi cho xương. Nếu bạn không tập thể dục đủ, khả năng xương giòn càng tăng cao, theo Bold Sky.
3. Làm suy yếu hệ miễn dịch
Nếu bạn là người ưa ngồi và lười vận động, hệ miễn dịch của bạn có thể không hoạt động tốt. Nếu bạn không tập thể dục đủ, hệ miễn dịch của bạn có thể yếu đi và ngừng hoạt động bình thường.
Tập thể dục giúp củng cố hệ miễn dịch bằng cách tăng cường các tế bào trong cơ thể nhằm ngăn chặn vi khuẩn và virus tấn công.
4. Gây rối loạn lưu thông máu
Khi bạn ngồi trong nhiều giờ mà không di chuyển, cơ thể không có khả năng mang máu đến chân một cách hiệu quả, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn trong động mạch. Bạn có thể cảm thấy tê hoặc đau quặn ở chân, vốn cũng có thể khiến máu đóng cục, theo Bold Sky.
5. Gây đau lưng
Ngồi trong nhiều giờ có thể là nguyên nhân chính gây đau lưng. Ngồi lâu thậm chí có thể làm thay đổi độ cứng của cột sống thắt lưng và làm tăng nguy cơ chấn thương vùng lưng dưới.
6. Làm cứng cột sống
Khi cột sống không cử động, nó trở nên dễ bị tổn thương. Hãy nhớ khi chúng ta hoạt động, các đĩa mềm giữa các đốt sống phát triển và co lại, cuối cùng sẽ cố gắng hấp thu máu và chất dinh dưỡng. Khi chúng ta ngồi trong nhiều giờ, quá trình này sẽ bị hạn chế, theo Bold Sky.
7. Gây đau chân
Ngồi quá nhiều làm chậm quá trình lưu thông máu. Đây có thể là lý do khiến chất dịch tích tụ trong chân. Điều này dẫn đến một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như mắt cá chân bị sưng, suy giãn tĩnh mạch…
8. Có thể gây mất trí nhớ
Ngồi quá nhiều có thể có tác động mạnh đến trí nhớ và khả năng chú ý. Những người ngồi hoặc nằm trong một thời gian dài đã được chứng minh là ngày càng mất phương hướng và thiếu tập trung.
9. Có thể gây bệnh tim
Ngồi hàng giờ xem tivi có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Ngồi tại bàn làm việc hoặc trước máy tính cũng có nguy cơ tương tự, theo Bold Sky.
Theo Quyên Quân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.