Điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một trong những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp là sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp.
Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Cẩm Uyên, khoản 2 Điều 39 Luật Doanh nghiệp quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp: “Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó”.
Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 quy định: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, dịch vụ quản lý nhà nước”.
Bà Uyên hỏi, trường hợp doanh nghiệp đặt tên có sử dụng tên/bộ phận tên của đơn vị sự nghiệp công lập để cấu thành tên của doanh nghiệp thì có thuộc trường hợp cấm theo Khoản 2 Điều 39 Luật Doanh nghiệp không? Đơn vị sự nghiệp công lập có phải cơ quan nhà nước không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:
Việc đặt tên doanh nghiệp được quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41 Luật Doanh nghiệp và Chương III Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Khoản 2 Điều 39 Luật Doanh nghiệp quy định một trong những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp là sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Điều 159 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh như sau:
“1. Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận và đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội quy định tại khoản 1 Điều này quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh”.
Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.