Đi lễ chùa cần lưu ý những điều này

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để việc đi lễ chùa trang nghiêm, đúng chính pháp của đạo Phật, mỗi người dân khi tới cửa chùa cần giữ tâm tịnh, y phục trang nghiêm, ý trong sáng...
Đa số người dân Việt Nam có tín ngưỡng Phật giáo. Đầu năm, ngày rằm, mùng 1, đi chùa lễ Phật là một trong những nét đẹp truyền thống của nhân dân ta. 
 
Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển- Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, chùa chiền không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng mà còn là chốn trang nghiêm, linh thiêng. Thế giới cửa Phật là thế giới của sự thuần khiết, thanh tịnh. Người dân khi bước vào cửa Phật cần lưu ý những điều sau:
Giữ tâm tịnh, ý sáng, đi đứng nhẹ nhàng, y phục trang nghiêm
Đến chùa cần giữ tâm tịnh, không mang tâm cầu xin, đổi chác, không gây ồn ào, không nói to. Nếu là Phật tử quy y Tam bảo thì nên mặc áo tràng, áo dài. Nếu là người dân bình thường có tín ngưỡng với Phật giáo thì nên ăn mặc kín đáo, đẹp đẽ để tỏ lòng cung kính với các bậc linh thiêng ở chùa là Phật, là Thánh. 
Phật dạy, an hay không an tất cả do tâm mình nên trước cửa Phật mình cầu gì thì cũng chỉ cầu trong lòng, không nên khấn vái ầm ĩ, mà chỉ nên tâm thành, có khấn gì thì chỉ cần khởi niệm trong tâm.
Lễ nghi cúng Phật
Việc đi chùa lễ Phật là tùy tâm, không có một quy định nào bắt buộc người dân đến chùa phải sắm lễ như thế nào. Đến chùa quan trọng nhất là thành tâm chứ không phải là việc sắm lễ.
Ngày nay, vào mùa lễ hội, có những ngày có hàng nghìn hàng vạn người đến chùa, nếu ai cũng mang một lễ đến thì không có bàn thờ nào bày được hết. Cho nên đến chùa tùy tâm, miễn rằng người dân thành tâm và gửi ít tiền nhang dầu, lễ nghi cho nhà chùa để sắm lễ quanh năm, điều ấy lại càng quý hơn. 
Cúng Phật là cúng hương hoa đăng trà quả thực. Tại chùa của Phật giáo phía Bắc có một số tín ngưỡng pha tạp, ví dụ thờ thần, thờ thánh mẫu, thờ đức ông... Tuy nhiên, tín đồ Phật giáo cũng không nên dâng lễ mặn trong chùa. Chúng ta nên tôn trọng các quy định của cơ sở tôn giáo ở đó, chỉ nên dâng cúng lễ nghi thanh tịnh, trang nghiêm.
Người dân đến chùa dâng lễ nếu nhà chùa có các tăng ni, các Phật tử chấp tác ở đó thì nên theo sự hướng dẫn của nhà chùa để việc dâng lễ được trang nghiêm. Chùa nào cũng có ban khánh tiết, có lọ hoa, có khay lễ để dâng lễ, không nên tự tiện bày đặt lễ, cắm hoa bừa bãi. 

 
Cúng lễ ở ban nào trước
Việc này có nhiều quan điểm khác nhau. Các chùa đại thừa ở phía Bắc đều có ban đức ông. Có quan điểm cho rằng phải lễ ở ban đức ông trước. Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển, quan điểm này không đúng bởi đối tượng thờ chính tại chùa là thập phương chư Phật, chư Bồ tát, chư hiền thánh tăng và các bậc tổ sư. Nơi thờ chính ở chùa là chính điện tức là Tam bảo, tín đồ vào chùa về mặt nguyên tắc phải dâng lễ ở Tam bảo trước.
Nếu đã đến chùa, thì trước tiên người dân nên đến nơi quan trọng nhất là nơi thờ Phật, dâng lễ tại Tam bảo. Còn có thời gian, chúng ta có thể đi lễ các ban như ban đức ông, ban đức thánh hiền, ban thờ Tổ sư, La Hán...
Công đức thế nào là đúng cách
Nhân dân ta vẫn có truyền thống công đức hay còn gọi là cúng dường tiền phước sương, tiền giọt dầu khi đi chùa. Việc mọi người cúng dường Tam bảo là để làm phúc, để nhà chùa dùng tiền ấy vào công tác trùng tu, xây dựng, mua hương hoa cúng Phật thậm chí để duy trì sinh hoạt của tăng đoàn, tăng chúng...
Chúng ta có thể có một ly một lai người nhiều kẻ ít tùy tâm, cho vào hòm công đức để nhà chùa dùng vào việc tích phúc tu hành, hương đăng cúng Phật. 
Nếu như chúng ta có phát tâm thì tốt nhất là cho vào hòm công đức. Còn nếu chúng ta cúng dường vì mục đích riêng để xây dựng hay làm công việc Phật sự nào đó thì nhà chùa có vị trụ trì, có tăng ni, có ban tiếp lễ, chúng ta gặp bộ phận ấy để có người ghi nhận đầy đủ.
Không rải tiền lẻ khắp nơi
Hiện nay, có một thực tế là các tín đồ Phật tử và nhân dân đến mùa lễ hội đến cửa chùa lại đổi tiền chẵn ra tiền lẻ, rải khắp các ban thờ, thậm chí có nhiều người nhét thẳng vào bàn tay Phật, vứt tiền ở gốc cây, vứt xuống giếng...
Rải tiền lẻ lên các ban thờ là hành động sai lầm.
Rải tiền lẻ lên các ban thờ là hành động sai lầm.
Đấy là hành động thiếu hiểu biết về việc cúng dường Tam bảo theo truyền thống Phật giáo và xét về mặt thế tục đó như một sự hối lộ Phật, Thánh, không đúng với chuẩn mực văn hóa. Xét về mặt mỹ quan, hành động này làm mất sự trang nghiêm, mất sự thành kính, sai giáo lý của đạo Phật.
Không thắp hương tùy tiện
Thông thường chúng ta đi chùa lễ Phật ai cũng muốn thắp một nén hương, điều này cũng đúng với phong tục truyền thống, đúng với tâm lý của mọi người, nén hương ấy tỏ lòng thành kính với Phật giáo. Tuy nhiên nếu như hàng vạn người đi chùa mà chỉ cần mỗi người một nén hương thôi thì cũng không có Phật, Thánh nào chịu được cả.
Vào mùa lễ hội thì nhà chùa đã có hương vòng cắm rồi, nếu buộc lòng phải thắp hương thì nên cắm vào bát hương cộng đồng ở ngoài sân, không nhất thiết phải cắm hương ở chính điện. Hiện nay, hương được sản xuất bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau không bảo đảm thuần túy như hương trầm thuở xưa, hương tẩm hóa chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người.
"Mình đến lễ Phật chỉ 5 phút thôi nhưng người nhà chùa cả đời ở đấy rất ảnh hưởng sức khỏe. Thứ hai là khi người này vừa cắm lên, để tạo điều kiện cho người khác cắm thì ban tổ chức lễ hội sẽ phải rút ra ngay, thứ ba là ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, thứ tư  là gây ám khói tượng Phật, tượng Thánh, các đồ thờ trong chùa xuống cấp. Nếu nhà chùa thắp hương rồi thì chúng ta chỉ cần chắp tay thành kính lễ Phật là đủ rồi", Thượng tọa Thích Đạo Hiển chia sẻ.
Theo Hồng Minh/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.