Dệt nỗi nhớ mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Mùa không chỉ được “định danh” bằng quy luật thời gian, dựa theo thời tiết, khí hậu. Là bởi, có những mùa rưng rưng trong ký ức tuổi thơ dệt thành nỗi nhớ da diết trôi theo tháng ngày.

Tiết trời cuối năm se se lạnh, sương len lỏi vào từng sợi nắng khi chiều buông. Con đường làng bỗng rộn rã tiếng cười đùa của đám trẻ con. Đứa thì gùi, đứa thì cầm thúng, rổ, có đứa ì ạch túm lê bao cà phê đầy ắp trên những con đường từ rẫy về nhà. Bụi đỏ bazan vởn lên trong nắng. Con đường hằn lên những dấu trượt dài như vết dấu thời gian lưu luyến. Tôi chợt thấy mình trong dáng vẻ thân thuộc ấy.

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Cả năm đội mưa nắng, tảo tần hôm sớm, dân làng đều mong đợi đến ngày thu hoạch nên người nào người nấy đổ ra vườn rẫy nườm nượp. Mùa này, từ vườn này sang rẫy khác, lúc nào cũng tấp nập, đông vui. Tôi nhớ những buổi sáng đi học trong mù mịt sương, lối ngược, lối xuôi nào cũng gặp xe công nông, xe máy, thậm chí là cả đoàn người rộn rã ra rẫy hái cà phê. Không khí nhộn nhịp, những gương mặt hân hoan đã xua tan đi những cơn gió lùa thông thốc, những ngày lạnh nơi núi rừng Tây Nguyên. Lòng tôi cũng chộn rộn mong đến cuối tuần được nghỉ học để đi mót cà phê.

Thời ấy, giá 1 ký cà phê chưa đến 3 ngàn đồng. Bố tôi vẫn thường hay nói “bán cân cà phê chưa mua nổi cân cà pháo”. Bởi thế, đám trẻ xóm tôi rất dễ xin đi mót cà phê ở các vườn sau khi thu hoạch. Chỉ lác đác dăm quả trên cành, vài quả vương vãi sót lại ở hố cà phê bị lá che lấp, vậy mà vui, mà mừng reo hớn hở. Có hôm, anh em tôi cặm cụi đi mót cả buổi chưa đầy rổ cà nhưng vẫn đầy háo hức. Gom góp cả mùa đi mót, rồi bán cà phê ấy đi đủ tiền mua được đôi dép nhựa tổ ong, vài quyển vở mới… đã mừng lắm rồi!  

Tôi nhớ hôm ấy, cô chủ vườn gọi anh em chúng tôi lại bảo: “Mai mang theo chổi, vườn nhà cô chưa quét gốc đâu, cô cho mót cà rồi quét lá tấp xuống hố ép xanh gọn lại cho cô là được”. Anh em tôi nhảy cẫng lên vì sung sướng. Chúng tôi làm rồi dọn vườn cho cô hơn cả tuần mới xong. Hôm đầu tiên anh em chúng tôi làm đến tận lúc trời nhá nhem tối. Ham quá, cứ thấy cà phê là cắm cúi nhặt rồi quét. Quét rồi nhặt. Đến khi mệt đừ, gốc cây tối chẳng thấy đường mới dừng lại. Cả đám trong xóm chẳng đợi được nên về trước. Bố mẹ tôi tá hỏa đi tìm con vì sợ xảy ra chuyện. Suýt chút nữa anh em tôi bị ăn đòn. Năm ấy, anh em tôi nuôi được con heo đất béo mẫm, đủ mua cho mỗi đứa một bộ quần xanh áo trắng mới tinh, vừa để mặc Tết, vừa để đi học. Cảm giác lâng lâng hạnh phúc khi mua được những món quà nho nhỏ cho bản thân lúc ấy quả thật rất lạ kỳ.

Từ thế hệ này sang thế hệ khác, những đứa trẻ trên mảnh đất Tây Nguyên này đã trải qua bao nhiêu mùa mót cà phê, gom góp ký ức để trưởng thành, mót những rớt rơi của mùa để lại mà dệt nên nhớ thương trong mình, để hiểu, để yêu hơn mảnh đất đã nuôi dưỡng mình lớn lên.

 

TRÚC PHÙNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.