Đền thờ vua Hùng gần trăm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đền thờ vua Hùng trong Thảo Cầm Viên (quận 1) được xây dựng năm 1926, là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của Sài Gòn.
Đền thờ vua Hùng nằm cạnh quầy vé Thảo Cầm Viên (quận 1, TP HCM), do người Pháp xây dựng năm 1926. Công năng ban đầu của công trình là đền tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Sau năm 1954, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, công trình được đổi tên thành đền Quốc Tổ Hùng Vương.
Đền thờ vua Hùng nằm cạnh quầy vé Thảo Cầm Viên (quận 1, TP HCM), do người Pháp xây dựng năm 1926. Công năng ban đầu của công trình là đền tưởng niệm những người Việt tử trận vì đi lính cho Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Sau năm 1954, khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, công trình được đổi tên thành đền Quốc Tổ Hùng Vương.
Ngôi đền có bình đồ hình vuông, mang phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với bộ mái chồng diêm, tạo thành ba tầng mái cong. Về tổng thể, công trình phảng phất tòa Minh lâu của lăng Minh Mạng ở Huế.
Ngôi đền có bình đồ hình vuông, mang phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với bộ mái chồng diêm, tạo thành ba tầng mái cong. Về tổng thể, công trình phảng phất tòa Minh lâu của lăng Minh Mạng ở Huế.
Hai bên các bậc đá lên xuống đều có đôi rồng chầu uy nghi như các cung điện trong kinh thành Huế.
Hai bên các bậc đá lên xuống đều có đôi rồng chầu uy nghi như các cung điện trong kinh thành Huế.
Họa tiết rồng còn được trang trí ở bốn góc của đỉnh mái ngói và nhiều chi tiết nhỏ trong đền.
Họa tiết rồng còn được trang trí ở bốn góc của đỉnh mái ngói và nhiều chi tiết nhỏ trong đền.
Ba tầng mái của đền đều lợp ngói lưu ly, có họa tiết tinh xảo.
Ba tầng mái của đền đều lợp ngói lưu ly, có họa tiết tinh xảo.
Hai bên lối vào đặt chiếc đỉnh mang phong cách cửu đỉnh nhà Nguyễn, có tuổi đời hơn 50 năm.
Hai bên lối vào đặt chiếc đỉnh mang phong cách cửu đỉnh nhà Nguyễn, có tuổi đời hơn 50 năm.
Hàng lang của đền rộng rãi, có hệ thống mái, kèo cột, cánh cửa mang phong cách xưa.
Hàng lang của đền rộng rãi, có hệ thống mái, kèo cột, cánh cửa mang phong cách xưa.
Ở trung tâm chính điện đặt ngai thờ vua Hùng. Ngoài ra, nơi đây còn có bài vị thờ tổ tiên, bách tính, lương thần và danh tướng.
Ở trung tâm chính điện đặt ngai thờ vua Hùng. Ngoài ra, nơi đây còn có bài vị thờ tổ tiên, bách tính, lương thần và danh tướng.
Đền được chống đỡ bằng 12 cây gỗ mật màu đen bóng, đường kính khoảng 50 cm, tượng trưng cho 12 Can Chi của văn hóa Á Đông.
Đền được chống đỡ bằng 12 cây gỗ mật màu đen bóng, đường kính khoảng 50 cm, tượng trưng cho 12 Can Chi của văn hóa Á Đông.
 Các kết cấu, họa tiết bên trong đền chạm khắc các hình: hạc, lân, quy, phượng, tô đắp tinh xảo và sơn màu đỏ như son theo kiến trúc cung đình.
Các kết cấu, họa tiết bên trong đền chạm khắc các hình: hạc, lân, quy, phượng, tô đắp tinh xảo và sơn màu đỏ như son theo kiến trúc cung đình.
 Trong đền còn trưng bày mô hình hai trống đồng có niên đại cách đây khoảng 2.500 năm
Trong đền còn trưng bày mô hình hai trống đồng có niên đại cách đây khoảng 2.500 năm
Mỗi tuần, đền mở cửa miễn phí cho khách đến thăm từ thứ 3 đến ngày chủ nhật. Ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, ở đây đều tổ chức lễ dâng hương.
Mỗi tuần, đền mở cửa miễn phí cho khách đến thăm từ thứ 3 đến ngày chủ nhật. Ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, ở đây đều tổ chức lễ dâng hương.
Quỳnh Trần (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.