Đến năm 2025, 100% người dân được tuyên truyền kiến thức về phân loại rác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp vừa ký ban hành Kế hoạch số 2270/KH-UBND về triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, 100% chủ nguồn thải được tuyên truyền kiến thức về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn ở các phường, thị trấn đạt tỷ lệ 60% trở lên, ở xã đạt tỷ lệ 30%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý từ 90% trở lên.

hau-het-cac-tuyen-duong-tren-dia-ban-thi-tran-chu-ty-deu-duoc-bo-tri-thung-rac-co-nap-day-de-nguoi-dan-bo-rac-dam-bao-ve-sinh-moi-truong-641.jpg
Hầu hết các tuyến đường trên địa bàn thị trấn Chư Ty đều được bố trí thùng rác có nắp đậy để người dân bỏ rác, đảm bảo vệ sinh môi trường. Ảnh: Lê Nam

Riêng đối với các huyện/xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao đạt các chỉ tiêu thu gom xử lý, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn theo Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 16-11-2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 áp dụng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 16-11-2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 áp dụng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 20-7-2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới áp dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và các văn bản, quy định pháp luật khác có liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Toạ lạc trên khu đất rộng 450m2 tại khu đô thị ở Jakarta (Indonesia), ngôi nhà là minh chứng cho lối kiến trúc có thể mở rộng giới hạn không gian sống bằng sự kết nối giữa thiên nhiên, ánh sáng và cảm xúc. 

Quy Nhơn hướng tới đô thị không rác thải nhựa

Quy Nhơn hướng tới đô thị không rác thải nhựa

Trên nhiều con phố của TP Quy Nhơn không khó để thấy rác thải nhựa vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên, mọi thứ đang dần thay đổi. Với mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thành phố đang tạo bước chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới một đô thị xanh, sạch, không rác thải nhựa.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

null