Đêm xuân, nghe trong bé nhỏ...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vẫn tiếng con mọt đều đều, buồn buồn gặm nhấm bên chân giường, trong thanh xà gỗ. Vẫn văng vẳng tiếng vạc kêu sương mơ hồ chiêm đoán năm mới hạn khô hay nhuận hòa mưa móc. Vẫn một màn tối, chiếc đèn hột vịt và chấm đỏ lửa vòng nhang bàn thờ. Thoang thoảng hương bay, đêm sâu mùi càng đượm. Thanh âm chỉ còn là sự im ắng, tĩnh lặng. Đêm sâu..
Thức giấc trong tĩnh lặng đêm xuân, ký ức rong ruổi nổi trôi đan xen thực tại. Mắt hướng trần nhà, không đâu đầu óc lẫn lộn cũ mới, xa gần, lớn nhỏ. Lúc lâu lắng đọng cảm nhận rõ ràng, tưởng có thể cầm nắm: tiếng mơ hồ len qua khe cửa, tiếng thở đều người thương yên giấc, tiếng sương rơi lộp bộp trên mái tôn trước hiên nhà...
Nghĩ gần nghĩ xa, năm qua đã làm gì, được gì, có gì day dứt, ân hận? Không đến nỗi mù mờ để chẳng nhận ra, bởi luôn trung thành hành xử: ” bởi chưng hay ghét cũng vì hay thương”( Nguyễn Đình Chiểu). Nhưng Tết mà không về bên má, bên em, tết mà anh em tứ chiếng xa ngái. Nỗi nhớ nhà, nhớ má quặn thắt, quắt queo, không sao ngủ được. Má đã chín mươi rồi, “như chuối chín cây” biết đâu sớm tối. Qua nhanh dùm ý nghĩ, tâm trạng lúc này...  
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Cứ trong lờ mờ, bật dậy xem bàn thờ vòng hương cháy hết chưa để thay mới. Nhẹ nhàng đến từng phòng dém vạt mùng cho vợ, kéo tấm đắp cho con. Phổng phao mà lũ trẻ chưa đủ lớn. Nghiêng bên, tư thế vợ lâu nay vẫn thế, tội tội cả trong giấc ngủ. Nhiều đêm, nhiều năm quan sát nhìn thấy nhưng có bao giờ cảm xúc, tâm trạng khác lạ như đêm này?  
Hình ảnh thân thuộc ngày thường không có, hoặc có thoáng qua, sao bây giờ yêu thương chân thành dâng ngập trái tim. Có ai cật vấn, trách móc mà sao thấy thật tệ, thật bất tài, vô dụng, có lỗi. Đầu óc luẩn quẩn trách nhiệm, bổn phận phần cuối đời người mộng ước chưa thành, chưa thể khiến gia đình bớt chật vật, lo toan. Ân hận chưa bao giờ chu toàn với người thương, với gần gũi, thân quen, xa gần. Có là cầu toàn, cố chấp đâu mà lúc này, lòng nặng nỗi ưu tư mưu cầu toại nguyện? 
Cuộc đời đâu thiếu dễ dãi bằng phẳng, nhưng chung quy “Ông trời không cho ai hết, cũng không lấy hết của ai ”. Kinh nghiệm và tâm thế dân gian nôm na muôn đời vẫn đúng. Không chút duy tâm, vận vào ngôi sao đời mình, may mắn gấp vạn lần người khác. Miên man nhủ lòng, hãy biết chấp nhận, kể cả thất bại, và trân quý cuộc đời vì còn đấy- lai láng ân tình, thủy chung. 
Thêm một tiếng gà, thêm một sớm mai xuân, một ngày mới lọt lòng vũ trụ. Nghe ra, trong bé nhỏ đời mình giữa vô tận đời xuân... 
Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.