Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2025 vào đầu tháng 3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng LĐLĐ Việt Nam dự kiến sẽ đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng vào đầu tháng 3-2025, dựa trên căn cứ khảo sát cụ thể.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết theo thường lệ, cơ quan này sẽ đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm tháng 3 hằng năm, sau khi đánh giá tổng thể tình hình kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, năm 2025, các bộ, ngành đang tập trung cao độ cho việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy. "Do đó, khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3, sau khi các cơ quan hoàn thành xong việc hợp nhất, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ chính thức đề xuất mức lương tối thiểu vùng" - ông Hiểu cho biết.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dự kiến sẽ đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm đầu tháng 3-2025, dựa trên căn cứ khảo sát cụ thể
Tổng LĐLĐ Việt Nam dự kiến sẽ đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm đầu tháng 3-2025, dựa trên căn cứ khảo sát cụ thể

Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có quyết định điều tra tình hình lao động, tiền lương trong doanh nghiệp năm 2024. Điều tra thực hiện tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước có số doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển.

Việc điều tra này nhằm thu thập thông tin về sản xuất, kinh doanh, lao động, tiền lương trong doanh nghiệp, từ đó có cơ sở cho Hội đồng Tiền lương quốc gia xem xét, tính toán tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2025 cũng như phục vụ quản lý, công bố định kỳ tiền lương bình quân.

Đồng thời, kết quả của cuộc điều tra sẽ phục vụ công tác quản lý, công bố mức tiền lương bình quân trên thị trường lao động để doanh nghiệp, người lao động tham khảo làm cơ sở thương lượng tiền lương.

Theo quy định tại Bộ Luật Lao động, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mỗi năm, Hội đồng Tiền lương quốc gia đều nhóm họp để tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động
Mỗi năm, Hội đồng Tiền lương quốc gia đều nhóm họp để tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động

Mức lương tối thiểu này được xác lập theo vùng và được Chính phủ công bố dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương Quốc gia.

Mỗi năm, Hội đồng Tiền lương quốc gia đều nhóm họp để tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2024, tiền lương bình quân của người lao động ước đạt 8,88 triệu đồng/tháng, tăng 4% so với năm 2023 (8,5 triệu đồng/tháng).

Trong đó, Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là 10,91 triệu đồng/tháng; doanh nghiệp dân doanh là 8,1 triệu đồng/tháng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 9,28 triệu đồng/tháng.

Lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh 16 lần, kể từ năm 2009. Gần đây nhất, từ ngày 1-7-2024, Chính phủ đã điều chỉnh tăng lương tối thiểu theo tháng ở mức 6%, với các mức: Vùng I là 4,96 triệu đồng, vùng II là 4,41 triệu đồng, vùng III là 3,86 triệu đồng, vùng IV là 3,45 triệu đồng.

Để Chính phủ ban hành mức tăng lương tối thiểu vùng này, tháng 12-2023, sau 2 phiên đàm phán, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7-2024 ở mức 6%.

Theo Hồng Đào (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.