Đề xuất mới về địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo nghị định phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nội vụ.

Tờ trình của Bộ Nội vụ nêu rõ mục đích của việc ban hành dự thảo nghị định nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và kịp thời đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đối với một số lĩnh vực ưu tiên, cấp bách trong lĩnh vực nội vụ.

Đề nghị phân cấp cho UBND tỉnh lựa chọn địa bàn để áp dụng mức lương tối thiểu vùng (Ảnh minh hoạ)
Đề nghị phân cấp cho UBND tỉnh lựa chọn địa bàn để áp dụng mức lương tối thiểu vùng (Ảnh minh hoạ)

Trong lĩnh vực chính quyền địa phương, dự thảo quy định theo hướng Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công nhận xã đảo, xã an toàn khu.

Về lĩnh vực tiền lương và bảo hiểm xã hội, Chính phủ sẽ phân cấp cho UBND tỉnh quyết định lựa chọn địa bàn cấp xã thuộc tỉnh để áp dụng cụ thể mức lương tối thiểu vùng.

Cụ thể, cơ quan soạn thảo đề xuất sửa đổi danh mục địa bàn vùng tại Nghị định 74/2024 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Trong đó, vùng I và vùng II, gồm các xã, phường TP Hà Nội. Vùng I, vùng II và vùng III, gồm các xã, phường thuộc TP HCM và TP Hải Phòng.

Vùng II, vùng III và vùng IV, gồm các xã, phường thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Hưng Yên, Phú Thọ, Lào Cai, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau và các thành phố Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV, gồm các xã phường thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Đồng Nai, Tây Ninh.

Vùng III và vùng IV, gồm các xã phường thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk.

UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng địa bàn xã, phường để lựa chọn và quyết định áp dụng mức lương tối thiểu cụ thể theo vùng đối với xã, phường; bảo đảm mức lương tối thiểu trên địa bàn đơn vị hành chính cấp cơ sở không thấp hơn mức lương tối thiểu tương ứng với địa bàn do Chính phủ quy định hằng năm.

Tờ trình cũng nêu rõ chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ luật Lao động: Báo cáo của doanh nghiệp cho thuê lại lao động; thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp; nhận thông báo đóng cửa tạm thời nơi làm việc theo quy định.

Đối với lĩnh vực việc làm, cấp giấy phép cho lao động nước ngoài, chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền quyết định là chuyên gia trong trường hợp đặc biệt và chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài.

Lương tối thiểu tháng theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP hiện nay là: Vùng I là 4,96 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,41 triệu đồng; vùng 3 là 3,86 triệu đồng và vùng 4 là 3,45 triệu đồng. Lương tối thiểu giờ tại 4 vùng lần lượt là 23.800 đồng/giờ, 21.200 đồng, 18.600 đồng và 16.600 đồng.

Theo Minh Chiến (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, công chức cấp xã nhanh chóng thích ứng mô hình chính quyền mới

Cán bộ, công chức cấp xã thích ứng nhanh với mô hình chính quyền mới

(GLO) - Sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng thích ứng với mô hình chính quyền mới. Với tinh thần trách nhiệm, tận tụy, họ góp phần đảm bảo bộ máy vận hành thông suốt, phục vụ hiệu quả người dân và doanh nghiệp.

Sử dụng kết quả KPI để sàng lọc cán bộ yếu kém ra khỏi bộ máy

Sử dụng kết quả KPI để sàng lọc cán bộ yếu kém ra khỏi bộ máy

Luật Cán bộ, công chức năm 2025 quy định, cơ quan quản lý sẽ sử dụng kết quả đánh giá để thực hiện khen thưởng, chế độ thu nhập tăng thêm, tiền thưởng hoặc xem xét bố trí vị trí việc làm thấp hơn hoặc cho thôi việc để sàng lọc người không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ra khỏi bộ máy.

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

(GLO)- Phấn đấu đến năm 2030, trên 25% lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; hàng năm thu hút khoảng 3.000 lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là những mục tiêu quan trọng để giải “bài toán” nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá phát triển.

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

null