Đề nghị tạm dừng tàu có thuyền viên Việt Nam đi qua Biển Đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB và XH) yêu cầu các doanh nghiệp khẩn trương làm việc với các đối tác, chủ tàu có NLĐ Việt Nam làm việc về nguy cơ mất an ninh, an toàn trên các tàu vận tải đi qua các tuyến hàng hải Trung Đông-Châu Phi.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết thời gian qua, tình hình căng thẳng tại khu vực Trung Đông gia tăng, đặc biệt tại các vùng biển gần khu vực Trung Đông-Châu Phi (Biển Đỏ). Trong đó, có vụ việc đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của thuyền viên Việt Nam.

Lực lượng Houthi tuyên bố thời gian tới sẽ tấn công cả những tàu hàng đi qua Ấn Độ Dương (khu vực Nam Á) đến Mũi Hảo Vọng (Châu Phi). Do đó, tình hình mất an ninh, an toàn hàng hải không chỉ giới hạn ở khu vực Trung Đông mà có thể lan sang khu vực Nam Á và Châu Phi.

Để đảm bảo an ninh, an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải quốc tế, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp khẩn trương làm việc với các đối tác, chủ tàu có người lao động Việt Nam làm việc về nguy cơ mất an ninh, an toàn. Đồng thời phổ biến tình hình để người lao động cân nhắc làm việc trên các tàu vận tải đi qua các tuyến hàng hải nêu trên.

Cục yêu cầu đối tác có sử dụng lao động Việt Nam trên các tàu vận tải tránh xa các tuyến hàng hải gần khu vực Trung Đông - Châu Phi trong thời điểm hiện nay, hoặc tạm dừng cho đến khi tình hình an ninh, an toàn được đảm bảo. Đồng thời, thường xuyên nắm bắt tình hình người lao động đang làm việc ở nước ngoài trên các tàu vận tải.

Ngày 6-3 vừa qua, Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận được thông tin tàu True Confidence (IMO: 9460784) treo cờ Barbados trên hải trình từ Singapore đến Jeddah - Ả rập Xê út đã bị trúng tên lửa.

Thời điểm xảy ra vụ việc, trên tàu có 20 thuyền viên trong đó có 4 thuyền viên Việt Nam gồm Đặng Duy Kiên (41 tuổi), Phạm Văn Thành (39 tuổi), Nguyễn Văn Tảo (36 tuổi) và Phùng Văn An (31 tuổi).

Có 3 người thiệt mạng và một số khác bị thương, trong đó có 1 thuyền viên Việt Nam thiệt mạng, 3 thuyền viên Việt Nam còn lại trong trạng thái bình thường.

Ngày 7-3, cục này đã có công văn gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Cộng hòa Djibouti đề nghị hỗ trợ trao đổi, làm việc với các cơ quan liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thuyền viên Việt Nam; hỗ trợ Công ty HP Marine, đối tác và chủ tàu hoàn tất các thủ tục, hồ sơ để đưa thi hài của thuyền viên xấu số và 3 thuyền viên còn lại về nước.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, công chức cấp xã nhanh chóng thích ứng mô hình chính quyền mới

Cán bộ, công chức cấp xã thích ứng nhanh với mô hình chính quyền mới

(GLO) - Sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng thích ứng với mô hình chính quyền mới. Với tinh thần trách nhiệm, tận tụy, họ góp phần đảm bảo bộ máy vận hành thông suốt, phục vụ hiệu quả người dân và doanh nghiệp.

Sử dụng kết quả KPI để sàng lọc cán bộ yếu kém ra khỏi bộ máy

Sử dụng kết quả KPI để sàng lọc cán bộ yếu kém ra khỏi bộ máy

Luật Cán bộ, công chức năm 2025 quy định, cơ quan quản lý sẽ sử dụng kết quả đánh giá để thực hiện khen thưởng, chế độ thu nhập tăng thêm, tiền thưởng hoặc xem xét bố trí vị trí việc làm thấp hơn hoặc cho thôi việc để sàng lọc người không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ra khỏi bộ máy.

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

(GLO)- Phấn đấu đến năm 2030, trên 25% lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; hàng năm thu hút khoảng 3.000 lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là những mục tiêu quan trọng để giải “bài toán” nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá phát triển.

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

null