Dấu ấn những nét cọ Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày cuối năm đang dần khép lại nhưng với Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai thì đây chính là mùa bội thu khi tin vui về các giải thưởng của hội viên liên tiếp ùa về như những cánh én báo hiệu mùa xuân.
Giải thưởng thường niên của Hội Mỹ thuật Việt Nam lần thứ 26-2021 đã được công bố với 3 tác giả: Nguyễn Xuân Lục (Hà Nội) giải nhất, Hồ Văn Hưng (TP. Hồ Chí Minh) giải nhì và giải ba thuộc về họa sĩ Nguyễn Văn Chung (Gia Lai) với tác phẩm “Ngóng” (chất liệu khắc gỗ). Còn ở phần giải thưởng khu vực Nam miền Trung-Tây Nguyên thì họa sĩ Mai Quý Ngọc với tác phẩm “Chuẩn bị vào hội” (chất liệu tổng hợp) đạt giải B, họa sĩ Nguyễn Văn Vinh với tác phẩm điêu khắc “Hạnh phúc vùng sâu” (chất liệu Composite) đạt giải khuyến khích. 
Họa sĩ Nguyễn Văn Chung vốn say mê những nét đẹp của phong cảnh, con người Gia Lai. Các tác phẩm của anh đều lấy cảm hứng từ chính cuộc sống, sinh hoạt thường nhật của người dân bản địa. Tác phẩm “Ngóng” được anh sáng tác về đề tài phòng-chống dịch Covid-19. Khi đặt bút phác thảo tác phẩm, anh muốn gửi đi thông điệp: Cuộc sống còn gặp muôn vàn khó khăn nếu dịch bệnh bùng phát thì những người mẹ Tây Nguyên, những em bé Tây Nguyên đang ngóng gì sau ô cửa sổ hẹp? Sự “ngóng” ấy thể hiện qua cử chỉ, đặc biệt là ánh mắt của hai thế hệ. Có một sự “ngóng” chung của cả mẹ và con là ngóng tình hình dịch bệnh, ngóng khi nào dịch sẽ qua để cuộc sống trở lại bình thường. Còn cái sự “ngóng” riêng của người mẹ Tây Nguyên là ngóng ngày tháng yên bình, ngóng được làm việc trở lại để mưu sinh... còn em bé Tây Nguyên thì ngóng được vui chơi, đến trường.
Tác phẩm “Chuẩn bị vào hội” của họa sĩ Mai Quý Ngọc đạt giải B khu vực Nam miền Trung-Tây Nguyên.
Tác phẩm “Chuẩn bị vào hội” của họa sĩ Mai Quý Ngọc đạt giải B khu vực Nam miền Trung-Tây Nguyên.
Nói về những dự định tiếp theo, họa sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết, anh vẫn nặng lòng với mảnh đất và con người Tây Nguyên nơi mình sinh sống. Vì vậy, anh dự định tiếp tục lấy đề tài sáng tác về Tây Nguyên làm chủ đạo, nhưng sẽ cố gắng khai thác, tìm tòi về đề tài, nội dung, kỹ thuật, ngôn ngữ tạo hình mới để xây dựng phong cách Tây Nguyên của riêng mình. Được biết, triển lãm khu vực dự tính sẽ tổ chức tại tỉnh Kon Tum nhưng do tình hình dịch bệnh phức tạp nên Hội Mỹ thuật Việt Nam không tổ chức trưng bày triển lãm, chỉ xét duyệt tác phẩm và chấm giải thưởng của Hội, giải thưởng khu vực qua ảnh chụp tác phẩm. Tác phẩm “Ngóng” của họa sĩ Nguyễn Văn Chung đạt giải A khu vực V. Sau đó, Hội Mỹ thuật Việt Nam xét tiếp các tác phẩm đạt giải A, B, C của các khu vực để chọn ra 3 giải thưởng của Hội. Và tại vòng xét duyệt này thì tác phẩm “Ngóng” đạt giải ba. Theo quy định của Hội Mỹ thuật Việt Nam thì mỗi tác giả chỉ nhận 1 giải thưởng cao nhất. Vì vậy, họa sĩ Nguyễn Văn Chung sẽ chỉ nhận giải ba của Hội Mỹ thuật Việt Nam chứ không nhận giải A khu vực nữa.
Còn họa sĩ Mai Quý Ngọc thì tâm sự: “Tôi rất vui mừng vì đây là lần thứ 3 đạt giải B khu vực. Lao động nghệ thuật đòi hỏi sự rèn luyện miệt mài và chăm chỉ, cuối cùng sự thành công sẽ luôn đồng hành với những họa sĩ kiên trì. Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi trải nghiệm những khoảnh khắc ấy dẫu biết rằng nghệ thuật để đạt được những giải thưởng giá trị như vậy là cả một quá trình tôi luyện, thai nghén.... để hình thành nên những tác phẩm có giá trị”. 
Với tác phẩm “Hạnh phúc vùng sâu”, họa sĩ Nguyễn Văn Vinh đã đặc tả cảnh đến trường trên con đường lầy lội, chỉ bằng những chiếc xe đạp cũ, nhưng nụ cười hồn nhiên vui tươi của các em cùng với những đóa hoa dã quỳ trên xe khiến tác phẩm bật lên niềm tin về tương lai tươi sáng.
Nghệ sĩ Ưu tú Đặng Công Hưng-Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh-đánh giá: “Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên hoạt động văn học nghệ thuật, giao lưu, triển lãm được linh động tổ chức bằng các hình thức khác nhau. Các văn nghệ sĩ với tinh thần hăng say lao động nghệ thuật đã mạnh dạn thâm nhập và phản ánh cuộc sống, khẳng định lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc và vai trò của người dân giữa mùa dịch qua các tác phẩm của mình. Các chủ đề được tập trung sáng tác và xoáy sâu như: biển đảo; biên giới quê hương; xây dựng nông thôn mới; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chung tay phòng-chống dịch Covid-19. Những tác phẩm ấy không chỉ mang tính thời sự cao mà còn mang tầm giá trị nghệ thuật khiến người xem hết sức yêu thích”.  
KIM SƠN

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.