Đảo Lý Sơn - "Maldives Việt Nam"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đảo Lý Sơn cách Quảng Ngãi 15 hải lý về phía Đông Bắc với diện tích  gần 10km², dân số trên đảo (gồm 2 đảo: đảo Lớn - Lý Sơn, hoặc gọi cù lao Ré; đảo Bé - cù lao Bờ Bãi và hòn Mù Cu) lên đến khoảng 20.000 người. 
Đội thuyền thúng phục vụ du khách lặn ngắm san hô ở đảo Bé
Đội thuyền thúng phục vụ du khách lặn ngắm san hô ở đảo Bé
Trên đảo Lý Sơn có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa phun trào hàng ngàn năm trước, đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo.Nhắc đến Lý Sơn là nhắc đến một đảo tiền tiêu cảnh trí đẹp, nằm trong kế hoạch du lịch của nhiều người. 
Trước kia, đêm Lý Sơn là của tiếng sóng biển và tiếng gió thổi ào ạt quanh những con đường tĩnh lặng trong ánh sáng lù mù của đèn thắp bằng bình ắc quy hắt ra, không làm sáng nổi cái hiên nhà… Cuối năm 2014, điện được kéo về tới Lý Sơn và hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt đã giúp dân đảo có điều kiện hoạt động kinh doanh du lịch. Đêm Lý Sơn bây giờ không khác gì phố thị, đèn điện sáng choang, ca hát mua bán xôn xao cả khu dân cư Đồng Rừng. Chiều, đảo Lý Sơn đẹp đến ngỡ ngàng. Ngồi trên những dãy đá nham thạch sần sùi sát biển ở Hang Câu, trên bậc thềm chùa Hang hay ở chân cột cờ chủ quyền nước Việt, nhìn ra phía chân trời, du khách sẽ ngỡ ngàng khi một góc trời với mặt trời rực màu cam xuống rất nhanh và một khoảng trời khuất sau những dãy núi đá nham thạch xám đen, chạy dài đến mép biển, chuyển từ màu tím xanh sang tím hồng… Người ta ví Lý Sơn như đảo Maldives (quần đảo xinh đẹp nằm ở Ấn Độ Dương) cũng vì vẻ đẹp của biển xanh, cát trắng, của những rặng dừa, dãy đá đen sẫm che ngang mặt trời mỗi sáng sớm, lúc chiều tà thế này.
Đảo Lớn không có bãi tắm nên du khách đến Lý Sơn thường thuê cano hoặc tàu cá ra đảo Bé, đảo rộng khoảng 69ha, cách Lý Sơn 15 phút đi cano. Những “bức tường” nham thạch đen sẫm đổ dài quanh đảo như những cái vịnh nhỏ nên đảo Bé có nhiều bãi tắm đẹp (bãi Hang, Dừa, Tây, Đụng, Sép, Trứng). Khách muốn lặn ngắm san hô, thuê thuyền thúng từ bãi Hang ra điểm lặn…Cảm giác khi chiếc thuyền thúng chòng chành, lắc lư trên biển; cúi nhìn qua làn nước xanh màu ngọc bích, trong veo du khách sẽ thấy cát trắng và những rặng san hô đung đưa. 
Đảo Bé, với gần 500 cư dân sống chủ yếu bằng nghề lặn biển và đi câu nên đời sống còn nhiều khó khăn. Có một dự án hỗ trợ hoạt động du lịch cho huyện đảo Lý Sơn do Hội Nữ doanh nhân TPHCM (Hawee) hỗ trợ thực hiện có tên “Du lịch cộng đồng”, tài trợ ban đầu là 500 triệu đồng. Dự án trên vừa được UBND tỉnh Quảng Ngãi đồng ý triển khai tại đảo Bé. Dự kiến, cuối tháng 12-2018, 5 homestay mới được thực hiện tại đảo Bé, đạt chuẩn “du lịch xanh” của Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ được khai trương và đưa vào hoạt động, đưa đảo Bé thành một điểm du lịch xanh và thân thiện.
Phạm Thục (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Du lịch Khánh Hòa sắp thu nhiều tiền nhất từ trước đến nay

Sở Du lịch Khánh Hòa cho biết, trong 10 tháng, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 47.000 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ, vượt 17,2% kế hoạch. Dự kiến, năm nay Khánh Hòa sẽ đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ hoạt động du lịch trên 50.000 tỷ đồng - mức cao nhất từ trước đến nay.

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.