Đạo diễn giành 3 giải Oscar từng đồn trú tại An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là đạo diễn người Mỹ William Oliver Stone. Ông chính là nhân vật danh tiếng khi đã giành 2 giải thưởng Oscar của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ dành cho đạo diễn xuất sắc nhất với các phim “Trung đội” (Platoon) năm 1986 và “Sinh ngày 4 tháng 7” (Born on Fouth of July) năm 1989. Trước đó, năm 1978, Oliver Stone cũng đã nhận giải Oscar dành cho kịch bản được chuyển thể hay nhất trong phim “Chuyến tàu tốc hành lúc nửa đêm” (Midnight Express)…
Thực ra, tên tuổi Oliver Stone không chỉ gắn với những tác phẩm điện ảnh lừng lẫy vừa nêu. Ông còn là đạo diễn truyền hình, tác giả của một số cuốn sách đáng chú ý, từng phỏng vấn nhiều người nổi tiếng trên thế giới như Tổng thống Nga Putin hay làm phim về Chủ tịch Cuba Fidel Castro hoặc John Kennedy… Theo thống kê chưa đầy đủ, Oliver Stone sở hữu danh sách dài những giải thưởng điện ảnh danh giá, trong đó có ít nhất 5 giải Quả cầu vàng (giải hàng năm của Hiệp hội Báo chí nước ngoài tại Hollywood trao cho đạo diễn xuất sắc).
Phần lớn khán giả nước ta biết đến Oliver Stone qua phim “Sinh ngày 4 tháng 7” do tài tử Tom Cruise thủ vai chính, kể về hành trình trở thành một người phản đối cuộc chiến tại Việt Nam. Tương tự như vậy, phim “Trung đội”-tác phẩm cùng lúc giành 4 giải Oscar danh giá được rất nhiều người Việt Nam quan tâm. Bộ phim này mô tả bi kịch của những người lính Mỹ khi tham chiến tại Việt Nam. Một nhà phê bình điện ảnh nước ngoài cho rằng đây giống như phim về một đoạn đời tuổi trẻ của đạo diễn Oliver Stone. Ông cũng như rất nhiều người lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã đi từ sự ngây thơ, điên rồ đến những dằn vặt, bất hạnh khi nhận ra sai lầm nghiêm trọng của mình. Thật may, Oliver Stone đã sớm thoát ra khỏi bi kịch đó để rồi dùng nghệ thuật điện ảnh kể về những chuỗi ngày đau đớn ấy một cách giàu tính nhân văn với toàn nhân loại.
Oliver Stone chụp ảnh lưu niệm với một phụ nữ tại An Khê năm 1968 (ảnh tư liệu).
Oliver Stone chụp ảnh lưu niệm với một phụ nữ tại An Khê năm 1968 (ảnh tư liệu).
Theo tài liệu mà chúng tôi có được, Oliver Stone rời trường đại học chỉ sau 1 năm theo học. Năm 1965, Oliver Stone đến Sài Gòn với tư cách là giáo viên tiếng Anh, trong thời gian 6 tháng. Sau đó, ông trở về sống ở Mexico, trước khi trở lại Đại học Yale. Tuy nhiên, nơi này cũng không giữ chân ông được lâu. Từ khoảng tháng 9-1967, ông đi lính (biên chế thuộc Sư đoàn bộ binh số 25 và Sư đoàn kỵ binh bay số 1), trực tiếp tham chiến tại một số mặt trận ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên. Từng bị thương và trước khi giải ngũ vào tháng 11-1968, Oliver Stone đã đến đồn trú tại khu vực thị xã An Khê ngày nay.
Chúng tôi tình cờ tìm thấy một số ảnh màu và đen trắng của Oliver Stone thời còn mặc áo lính trên chiến trường Tây Nguyên. Đáng kể có tấm ảnh đen trắng chụp Oliver Stone tại một khu giải trí dành cho binh sĩ Mỹ tại An Khê năm 1968 với dòng chú thích xác nhận mốc thời gian của chính người lính này.
Ấn tượng mạnh về những năm tháng tham chiến sai lầm tại Việt Nam, Oliver Stone dành sự quan tâm đáng kể cho đất nước này. Đây là lý do ông đã nhiều lần trở lại Việt Nam để tiếp tục thai nghén những tác phẩm mới.
NGUYỄN QUANG TUỆ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.