Dân tổ 14 -Hội Phú ước có một con đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần 20 năm nay, 30 hộ dân ở tổ 14 (phường Hội Phú,TP. Pleiku) muốn ra trung tâm thành phố đều phải băng qua con đường mòn giữa rừng thông hay phải vòng vèo lên tận đường Hoàng Sa rồi đi ngược lại.

Để tới trụ sở UBND phường Hội Phú, người dân tổ 14 phải chạy xe máy qua rừng thông mất khoảng 20 phút, còn nếu đi đường vòng thì khoảng 40 phút. Rất nhiều năm nay, khi đời sống từng bước khá lên, họ đã nghĩ đến chuyện góp vốn làm đường theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhưng đó vẫn là điều ước dù trong nhiều cuộc họp tổ dân phố, tiếp xúc cử tri, 30 hộ dân sống nơi đây đã có ý kiến.

 

Con đường ra phố phải băng qua rừng thông. Ảnh: V.T
Con đường ra phố phải băng qua rừng thông. Ảnh: V.T

Ông Nguyễn Tiến Dũng (một người dân tổ 14) cho hay: Năm 1997, gia đình ông từ Hưng Yên vào đây định cư. Khi đó, đời sống người dân khu vực lân cận đã phát triển nhưng nơi này vẫn dùng đèn dầu. Mãi đến năm 2000, người dân mới có tiền đóng góp làm điện 1 pha để thắp sáng và cách đây 3 năm tiếp tục đóng góp để kéo điện 3 pha phục vụ sản xuất. Riêng con đường đất ban đầu chỉ rộng 2 m, người dân đã tự góp tiền san ủi mở rộng thành 5 m để vừa lấy lối đi, vừa rộng đường cho xe vận chuyển nông sản. Đến nay, đoạn đường này thu hẹp thành lối mòn chỉ đủ 1 xe máy lưu thông, xe ô tô vào vận chuyển hàng hóa phải đi ngược lên hướng đường Hoàng Sa.

“Có những ngày đi làm, tôi chỉ chạy xe được một đoạn rồi phải gửi nhà người quen để lội bộ ra phố. Có hôm vừa lái xe vừa phải rà hai chân xuống đường để giữ thăng bằng, chạy ra đến đường nhựa thì xe cũng chỏng gọng mấy lần, người lấm lem bùn lầy”-chị Nguyễn Thị Quyên (tổ 14, phường Hội Phú) nói. Chị Quyên cho hay, do đường không có cống rãnh nên mỗi khi mưa to, nước tràn hết vào nhà dân, có đoạn trũng, nước đọng tắc hết lối đi. Bởi vậy, dù hàng ngày phải đi làm thuê kiếm sống, tiền bạc không dư dả nhưng nếu Nhà nước đồng ý chủ trương đóng góp làm đường, chị sẽ cố gắng vay mượn đóng đủ.

Theo ông Phạm Văn Oanh (người được giao phụ trách một cụm dân cư ở tổ 14, phường Hội Phú), qua tính toán của đơn vị thi công, nếu đổ nhựa 1,5 km đoạn đường đất thì kinh phí thực hiện khoảng 800 triệu đồng. Với chủ trương đóng góp, người dân rất đồng tình, nhưng cái vướng kéo dài nhiều năm là trục đường này có một đoạn đường mòn khoảng 300 m băng qua khu rừng thông (thuộc quyền quản lý của một công ty lâm nghiệp) nên thành rắc rối. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, qua khảo sát, vẫn còn một hướng đi khác thông thẳng ra đường Trường Chinh mà khoảng cách lại gần hơn, nhưng rồi những kiến nghị ấy cũng bị lãng quên.

Bức xúc, người dân liên tục gửi đơn kiến nghị. Tuy nhiên, chính quyền địa phương thì vận động dân đóng tiền làm trước một đoạn để giải quyết nhu cầu trước mắt, còn đoạn băng qua rừng xin chủ trương làm sau. Song dân không đồng ý vì họ cho rằng làm như vậy kinh phí sẽ bị đội lên cao.

Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null