(GLO)- Không chỉ gây ấn tượng với cồng chiêng, phụ nữ còn lấn sân sang việc đan gùi-nghề truyền thống vốn chỉ dành cho nam giới. Tổ đan lát của chị em phụ nữ làng Nglơm Thung (xã Ia Pết, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) là ví dụ điển hình.
(GLO)- Tranh thủ thời gian nhàn rỗi, nhiều thanh niên Bahnar ở huyện Kông Chro bắt tay vào việc đan gùi, đan rổ... Công việc này không chỉ tạo ra sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày mà còn góp sức giữ gìn nghề truyền thống.
(GLO)- Từ những phế liệu như nắp lon bia, nắp lon nước ngọt... chị Siu Hồng (làng Châm, xã Ia Grăng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã khéo léo tạo nên những chiếc gùi và túi xách xinh xắn, độc đáo.
(GLO)- Bằng sự khéo léo, tài hoa của mình, những người đàn ông ở xã Ia Băng (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tạo nên những chiếc gùi bền, đẹp phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày và dành tặng cho người thân quý.
(GLO)- Với mong muốn đóng góp công sức của mình trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, nhiều bạn trẻ ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) vẫn ngày đêm cần mẫn dệt vải, đan gùi, tạc tượng, đồng thời tích cực tham gia các phong trào văn hóa tại địa phương.
(GLO)- Lễ hội Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12-11 tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Trong suốt 3 ngày diễn ra sự kiện, huyện đã tổ chức các hoạt động trình diễn cồng chiêng, đan gùi, dệt thổ cẩm, tạc tượng gỗ, phục dựng nghi lễ “Mừng lúa mới”... mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Jrai, Bahnar.
(GLO)- Trăn trở trước thực trạng các giá trị văn hóa truyền thống đang dần mai một, nghệ nhân Kpuih Nhoaih (làng Iắt, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông) đã bỏ tiền sưu tầm và lưu giữ những bộ chiêng quý. Không những vậy, ông còn truyền lại cách đánh chiêng cho thế hệ trẻ với mong muốn họ sẽ tiếp nối người lớn gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc.
(GLO)- Họ đến với nhau hơn 40 năm trước khi cả hai hội đủ những tiêu chuẩn cơ bản theo truyền thống của người Bahnar: ông giỏi đan lát, bà biết dệt vải. Không dừng lại ở đó, họ thực hành di sản văn hóa cha ông đạt đến trình độ cao về kỹ thuật và nghệ thuật, đồng thời có nhiều đóng góp cho hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc.
(GLO)-Từ hơn 10 năm nay, ông Rơchâm Nguich ở làng Jút 1 (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) được nhiều người biết đến với tài đan gùi từ dây nhựa phế thải. Không những làm ra những sản phẩm hữu ích, ông Nguich còn lan tỏa lối sống xanh đến người dân và thanh niên trong vùng.