Đak Pơ triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- UBND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 trên địa bàn huyện.

Theo đó, trong năm qua, huyện Đak Pơ đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã tập trung triển khai các nhiệm vụ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung vào các chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông thôn… góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Huyện Đak Pơ có 7/7 xã tham gia xây dựng nông thôn mới.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Tuyết Mai

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Tuyết Mai

Toàn huyện có 4/7 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, gồm các xã Tân An, Hà Tam, Cư An và Phú An, các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Về xây dựng huyện nông thôn mới, Đak Pơ đạt 3/9 tiêu chí, gồm: tiêu chí số 3-Thủy lợi và Phòng- chống thiên tai; tiêu chí số 4- Điện; tiêu chí số 6-Kinh tế. Những tiêu chí đạt thấp và không bền vững bao gồm tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 11 hộ nghèo, tiêu chí số 13 hình thức tổ chức sản xuất... Tổng vốn thực hiện phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội trong năm là trên 18,5 tỷ đồng; huyện có 1 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận phương hướng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2023 gồm: xây dựng kế hoạch lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn để tổ chức thực hiện các tiêu chí khó trên địa bàn như: thu nhập, hộ nghèo, nhà ở dân cư ở các xã có điều kiện kinh tế khó khăn: Ya Hội, Yang Bắc, An Thành; đồng thời, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện, mỗi tổ chức chịu trách nhiệm hỗ trợ ít nhất 1 hộ nghèo hoàn thiện về chỉ tiêu nhà ở, nhà tiêu hợp vệ sinh; tập trung xây dựng xã Tân An là xã nông thôn mới nâng cao; thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới; xây dựng làng Hway, xã Hà Tam thành làng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.