Đắk Nông rà soát, không để lãng phí đất công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở thành phố Gia Nghĩa, có nhiều diện tích đất sau khi Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án nhưng không sử dụng hết, phần đất dư thừa người địa phương đang sử dụng. Chính quyền địa phương hiện khẩn trương rà soát quy đất công này nhằm không bị lãng phí, tăng hiệu quả sử dụng, nguồn thu cho ngân sách địa phương.

Một vị trí đất còn dôi dư sau khi Nhà nước thu hồi làm dự án đường Chu Văn An ở thành phố Gia Nghĩa. Ảnh: Phan Tuấn
Một vị trí đất còn dôi dư sau khi Nhà nước thu hồi làm dự án đường Chu Văn An ở thành phố Gia Nghĩa. Ảnh: Phan Tuấn
Dân mong được giao lại đất thừa
Năm 2009, Nhà nước thu hồi đất của chị Nguyễn Thị Thu Hiền (ở đường Chu Văn An, phường Nghĩa Thành) để làm đường giao thông. Thế nhưng, sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, các ngành chức năng ở tỉnh Đắk Nông không sử dụng hết phần đất đã được thu hồi. Hiện tại, phần mái taluy của tuyến đường có diện tích rộng hơn 120m2, tiếp giáp với phần đất của gia đình chị Hiền.
Chị Hiền cho biết: "Công trình đường giao thông Nhà nước đã hoàn thành, đưa vào sử dụng hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, phần mái taluy Nhà nước đã thu hồi hiện dôi dư, để không nên gia đình "mượn" để sử dụng. Chúng tôi mong muốn các cấp chính quyền xem xét, cấp lại cho gia đình tôi để thuận lợi hơn trong việc xây dựng, kinh doanh, phát triển kinh tế". 
Ngoài hộ chị Hiền trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa, còn có rất nhiều hộ dân đang sử dụng phần đất dôi dư mà Nhà nước đã thu hồi để thực hiện dự án nhưng không sử dụng hết. Phần lớn người dân đều bày tỏ nguyện vọng Nhà nước sớm điều chỉnh, cho người dân nộp tiền sử dụng phần đất dôi dư để sử dụng, phục vụ cho cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Rà soát quỹ đất còn dôi dư trong tháng 3.2022
UBND thành phố Gia Nghĩa cho biết, trong quá trình xây dựng, phát triển đô thị, Nhà nước đã thu hồi nhiều diện tích đất của người dân để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, khi triển khai, một số công trình không sử dụng hết phần đất bị thu hồi nên còn diện tích dôi dư.
Tuy nhiên, phần lớn những diện tích đất dôi dư thì khá manh mún, nhỏ lẻ, nằm liền kề với đất của người dân, tiếp giáp với đường giao thông và đang được người dân tạm sử dụng. Trong đó, có những phần đất dôi dư nằm ở các vị trí đắc địa, có giá trị thương mại cao. Dù nhỏ lẻ, nhưng qua tính toán, tổng diện tích đất dôi dư trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa cũng lên tới hàng chục ha.
Điều đáng nói, nhiều diện tích đất dôi dư hiện nay không thuộc quyền quản lý của đơn vị nào. Bởi vì, trước đây, khi hoàn tất công trình xây dựng, phần đất dôi dư chưa được chủ đầu tư làm thủ tục bàn giao lại cho cơ quan Nhà nước quản lý.
Trước tình hình trên, UBND thành phố Gia Nghĩa đã giao các phòng, ban chuyên môn rà soát lại diện tích đất dôi dư trên địa bàn để có hướng sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí.
Định hướng về việc sử dụng đất dôi dư, ông Đỗ Tân Sương - Chủ tịch UBND thành phố Gia Nghĩa - cho hay: “Những diện tích đất dôi dư nhỏ, manh mún nên thành phố đã đề nghị UBND tỉnh cho phép cấp lại người dân theo hình thức có thu tiền sử dụng đất. Điều này vừa tạo điều kiện cho người dân được sử dụng đất hợp pháp để phát triển kinh tế, vừa góp phần tăng nguồn thu ngân sách”. 
Mới đây, tại buổi làm việc với UBND thành phố Gia Nghĩa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông - ông Lê Văn Chiến - đã đồng tình với phương án đề xuất xử lý đất công dôi dư tại Gia Nghĩa.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông, phần đất dôi dư manh mún, nhỏ lẻ, rất khó để Nhà nước sử dụng vào các mục đích xây dựng hạ tầng cơ sở hoặc cho thuê. Do đó, việc đo đạc, cấp lại cho người dân theo hình thức có thu tiền sử dụng đất là hợp lý, phù hợp với quy định. Còn đối với những diện tích đất công dôi dư đủ diện tích, đủ điều kiện cho thuê thì thành phố Gia Nghĩa phải tiến hành đấu giá, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Cũng liên quan đến vấn đề này, tại cuộc họp giải phóng mặt bằng các dự án trọng điếm trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười yêu cầu UBND thành phố Gia Nghĩa khẩn trương hoàn thiện việc rà soát quỹ đất dôi dư để có phương án đề xuất xử lý cho phù hợp với tình hình thực tế và quy định của pháp luật. Sau đó, gửi phương án về UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) ngay trong tháng 3.2022. 
Theo PHAN TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều bạn trẻ đã đặt lịch chụp ảnh từ sớm để đón Tết Nguyên đán 2025 (ảnh nhân vật cung cấp).

Dịp Tết, nhiều dịch vụ “ăn nên làm ra”

(GLO)- Ngay từ đầu tháng Chạp, nhu cầu đăng ký, sử dụng các dịch vụ trong dịp Tết như chụp ảnh, dọn nhà, giặt ủi... của người dân tăng cao. Đây cũng là khoảng thời gian các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này “ăn nên làm ra”.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.