Đắk Lắk không đưa khách đến tham quan các điểm nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 24-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, sở vừa nhận được Văn bản 8895/UBND-TNMT của UBND tỉnh Đắk Lắk và đang triển khai hướng dẫn các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn không tổ chức đưa khách đến tham quan các điểm khai thác, mua, bán, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép.
 
Tình trạng nuôi voi phục vụ khách du lịch vẫn còn xảy ra tại khu du lịch hai huyện Buôn Đôn và Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Tình trạng nuôi voi phục vụ khách du lịch vẫn còn xảy ra tại khu du lịch hai huyện Buôn Đôn và Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Theo đó, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành không tổ chức đưa khách đến tham quan các điểm khai thác, mua, bán, nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép hoặc vào các khu rừng đặc dụng, phòng hộ để quan sát, thu thập mẫu vật các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm khi chưa được cơ quan quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ cho phép.
Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh liên quan đến quản lý, bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Phổ biến, quán triệt tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, kiểm soát, bảo tồn các loài động vật hoang dã với các nội dung: không săn bắt, mua, bán, sử dụng, tặng hay nhận quà biếu là các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ động vật hoang dã trái với quy định của pháp luật; khuyến khích người dân thông tin về các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm liên quan đến các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
Chỉ đạo các phòng, ban chức năng, Hạt Kiểm lâm, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện rà soát, kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu, chế tác, tiêu thụ, trưng bày, quảng cáo, sử dụng bất hợp pháp động vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã; trong đó xử lý nghiêm các cơ sở, cửa hàng bày bán mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, đặc biệt là các sản phẩm ngà voi, sừng tê giác, hổ,… trái pháp luật; kiểm tra, giám sát các làng nghề, cơ sở chế biến, cửa hàng bán đồ lưu niệm tại các địa điểm du lịch, sân bay, bến xe, cơ sở buôn bán, nhà hàng, khách sạn, cơ sở bào chế thuốc y học cổ truyền,… nhằm triệt tiêu tận gốc động lực của nạn săn bắt, buôn bán, nhập khẩu, tiêu thụ bất hợp pháp động vật hoang dã và các sản phẩm của động vật hoang dã.
Tổ chức triển khai cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn ký cam kết về việc không mua bán, sử dụng, tiêu thụ, trưng bày, quảng cáo mẫu vật động vật hoang dã không bảo đảm nguồn gốc hợp pháp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tăng cường việc kiểm tra, quản lý các trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã, đặc biệt là các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; thường xuyên theo dõi nguồn gốc nhập, xuất động vật; yêu cầu chủ cơ sở, trại nuôi thực hiện nghiêm quy định về hồ sơ lâm sản và ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.
NGUYỄN CÔNG LÝ (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025 sẽ được tổ chức với quy mô lớn, với nhiều hoạt động hấp dẫn.