Đại gia về rừng ở ẩn, thanh lọc cơ thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đi xuyên qua ngôi làng nhỏ, men theo sườn đồi, mọi người đều ngỡ ngàng bởi một khu nhà của đại gia ở giữa rừng, có tầm nhìn toàn cảnh xuống thung lũng rộng lớn.
Cô đơn giữa núi đồi
Những ngày cuối năm, mọi người tất bật về quê. Ông Lộc cũng đang xếp đồ lên xe để rời khu căn biệt thự chục tỷ ở Mỹ Đình về Hòa Bình ăn Tết. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nhưng năm nay ông ăn Tết tận Hòa Bình dù không phải quê mình. Ở tuổi 65, ông vẫn háo hức lắm do năm nay được ăn Tết xa Hà Nội và ở nơi mà cả năm qua ông dành bao tâm huyết xây dựng.
“Hoà Bình có hồ sông Đà. Có lần đứng ở đỉnh núi Tản nhìn về phía Ba Vì, tôi thấy dòng sông Đà uốn lượn, Đồng Mô với 2 hồ lớn phản chiếu, đẹp ngỡ ngàng. Về ẩm thực, ai từng lên Hoà Bình ăn cá lăng nướng sẽ không bao giờ quên”, ông chia sẻ.
Cách đây mấy năm, khi đi chơi tại một khu nghỉ dưỡng ở Hòa Bình về, ông Lộc nảy ra ý định mua đất xây nhà làm chỗ ở ẩn sau này. Chưa kịp bàn bạc với gia đình, ông Lộc đã bỏ ra gần 2 tỷ mua cả một khu đất giữa rừng, nằm lưng chừng núi ở Hòa Bình. Lúc đó, cả nhà đều cho ông là “dở” bởi tuổi ông giờ chỉ nghỉ ngơi, chọn trung tâm cho tiện. Việc chuyển nhà về tận nơi “xa xôi hẻo lánh” là chuyện ngược đời.
Trước sức ép của cả nhà, ông Lộc vẫn quyết tâm làm. Ông tìm kiến trúc sư vẽ bản thiết kế quy hoạch, xây dựng một ngôi nhà theo phong cách Nhật Bản, với cảnh quan xung quanh là hồ nước, cây xanh,... Sau đó, ông đầu tư thêm tiền tỷ để thuê đội thợ lành nghề từ Hà Nội lên thi công.
Xây nhà giữa lưng chừng núi, xung quanh là cây xanh bao phủ, trước mặt là hồ nước (ảnh minh họa)
Xây nhà giữa lưng chừng núi, xung quanh là cây xanh bao phủ, trước mặt là hồ nước (ảnh minh họa)
Ròng rã suốt một năm trời, dãi dầm mưa nắng, công trình của ông cũng đã hoàn thành. Khác với những người thích ở ẩn, căn nhà của ông Lộc bên trong đầy đủ tiện nghi, chẳng khác gì những villa nghỉ dưỡng cao cấp. Ông thuê thêm người hàng xóm bên cạnh chăm sóc cây cảnh và dọn dẹp nhà cửa.
Tâm đắc về công trình để đời, ông Lộc nói: “Tôi không hề nuối tiếc về quyết định của mình. Bao nhiêu năm sống ở Hà Nội, tôi đã mơ ước có một khu nhà với vườn cây xanh và không gian yên tĩnh. Dù tôi già đã già nhưng vẫn không quá muộn”.
Cũng như ông Lộc, vợ chồng ông Bình (Hoàng Mai, Hà Nội) đã có riêng cho mình một khu nhà vườn ở Hòa Bình. Nghỉ hưu, con cái đều đã đi nước ngoài, ông bà Bình “rảnh rỗi sinh nông nổi” khi quyết định bỏ hơn 3 tỷ đầu tư một ngôi nhà vườn ở tận Hòa Bình.
Khi ông đề xuất ý tưởng mua đất làm nhà vườn, điều lo lắng nhất là sợ vợ ngăn cản. Nhưng ai ngờ, khi ông mới chỉ nói qua, bà đã gật đầu đồng ý. “Hai vợ chồng già, ở Hà Nội mãi cũng chán, mua mảnh đất quê còn có chỗ mà đi lại”, bà chia sẻ.
Thế là sau đó, hai vợ chồng lặn lội đi tìm đất. Hai vợ chồng ông bà đều khá khó tính, tìm mãi mới được một khu đất 10 sào ưng ý. Vất vả nhất là cải tạo đất, xây nhà, làm vườn,... công đoạn này đã khiến hai vợ chồng ông bà nhiều lần mất ăn mất ngủ.
“Từ trước tới nay, chẳng bao giờ cầm cái cuốc hay xúc đất nhưng giờ hai vợ chồng đều xắn quần ra làm, chẳng khác nào nông dân. Mệt nhưng mà vui”, ông nói.
Vợ chồng một doanh nhân khác lại chui tọt vào tận vùng sâu hẻo lánh để ở ẩn và xây một sân tập tennis cho riêng mình. Ước mơ cháy bỏng ấp ủ trong ông từ lâu: Một ngày nào đó về Việt Nam phát triển quần vợt trẻ. Sẵn có đất, ông Tâm quyết định làm sân tennis ngay trong vườn nhà.
Gần 2 năm, vừa làm vừa nghỉ, vừa gánh đất san nền, cạnh nhà ông đã thành hình một khu đất vuông vắn hình chữ nhật. Sau khi có mặt sân khá chuẩn, vị doanh nhân này bắt đầu nghiên cứu để làm cọc lưới, ghế trọng tài, vạch sân,... sao cho phù hợp với sân đất nện. Cứ như vậy, phải mất thêm 2 năm nữa, sân tập tenis giữa núi rừng mới được khánh thành.
Những mồ hôi và trái ngọt
Ngôi nhà thứ hai này tốn của ông bà Bình khá nhiều thời gian và tiền của. Ban đầu, vợ chồng ông chỉ nghĩ là xây nhà để thỉnh thoảng về chơi. Nhưng khi bắt tay vào làm, ông bà lại thay đổi ý tưởng, cứ thế công sức, nguồn tài chính đầu tư ngày càng tăng cao.
Ngoài ra, xây dựng ở quê nhân công rẻ song lại thiếu kinh nghiệm nên ông vẫn phải thuê thợ chính ở Hà Nội về chỉ đạo. Khổ nhất là ông Bình đã có tuổi, không có nhiều sức khỏe để trực tiếp trông nom công trình.
Bình yên là điều mà nhiều người trả bằng tiền tỷ mới có được
Bình yên là điều mà nhiều người trả bằng tiền tỷ mới có được
Nói về những khó khăn khi xây nhà ở địa hình khó, ông Lộc cho hay, khi gặp địa hình dốc phải đầu tư hệ thống đào đắp, kè khá lớn, khiến nhiều chi phí phát sinh. Bên cạnh đó, chi phí vận hành cũng không hề nhỏ. “Khổ lắm em ạ, nhà anh ăn rau đắt nhất hành tinh, trả 10 triệu/tháng để trang trại ấy tồn tại”, ông Lộc kể.
Tuy nhiên, những thành quả sau thời gian lao động vất vả cũng được đền đáp. Tết này, nhà ông Lộc có hẳn một khu nghỉ dưỡng khang trang giữa núi rừng, rời xa không khí ồn ào bụi bặm nơi đô thị. Vợ chồng ông Bình cũng đã thu hoạch những quả bưởi đầu tiên mang về thành phố tặng bạn bè, họ hàng.
Nhìn lại chặng đường vừa qua, những người như ông Lộc hay ông Bình đều cảm thấy rất tự hào vì đã làm được điều chưa bao giờ nghĩ tới. “Tôi cho rằng đừng nên nghĩ phải đầu tư quá lớn, đôi khi chỉ cần đầu tư nhỏ thôi. Nhu cầu du lịch ven đô bùng nổ vì xã hội đang rất stress, con người có nhu cầu gần gũi thiên nhiên, tránh xa công nghệ”, ông Lộc nói.
Theo ông, mọi người ai cũng muốn có những phút giây riêng tư, muốn sở hữu không gian yên bình cho gia đình và người thân. Điều mà ông Lộc tâm đắc nhất chính là được trải nghiệm lại những ký ức ông cùng gia đình cùng nhau làm hàng chục năm trước, như trồng rau, làm vườn, thức khuya dậy sớm bắt sâu. Ý nghĩa hơn cả là qua đó ông còn giáo dục con cháu biết yêu thiên nhiên, hòa mình vào cuộc sống giản dị.
“Cuối tuần nào con cháu cũng về làm vườn cùng gia đình. Bọn trẻ sẽ biết thế nào là đổ mồ hôi công sức để có được những hạt gạo hay cây rau, quả táo”, ông nói. Theo ông, cuộc sống hiện nay, bố mẹ và trẻ con ít thời gian bên nhau, trẻ con bị ảnh hưởng bởi công nghệ, nên việc có được ngôi nhà như vậy là điều đáng làm.
Không chỉ dừng ở đó, nhiều đại gia về quê còn gây dựng cả một cộng đồng. Như ông Tâm, bên cạnh việc xây dựng cho mình một cơ ngơi riêng, ông còn tích cực tham gia các hoạt động cùng cộng đồng địa phương như đóng góp khu vui chơi trẻ em, dạy trẻ em hàng xóm nâng cao kiến thức.
Để có người chơi, ông Tâm huấn luyện cho người giúp việc từ nhặt bóng tới các động tác kỹ thuật cơ bản. Sau 4 năm, chị cũng đã chơi rất tốt. Người dân đã quen mắt với những trái bóng, cây vợt, những thanh niên người bản cũng muốn “thử của lạ”, cứ thế phong trào cũng mạnh lên.
Không chọn những khu nghỉ dưỡng ven đô đông đúc, những đại gia như ông Lộc, vợ chồng bà Bình, ông Tâm,... và nhiều người khác lại chọn cho mình một lối sống riêng, ẩn dật giữa núi rừng. Xu hướng này tuy chưa phát triển rầm rộ nhưng đang dần hình thành xu hướng mới. Như ông Lộc ví von: “Người nội đô ra ngoại ô chúng tôi thường nói vui là đi thanh lọc cơ thể, cuối tuần đi hít một ít không khí trong lành thanh lọc phổi, ăn một ít rau sạch, thực phẩm sạch để thanh lọc dạ dày, nghĩ những điều tốt đẹp, nghe hát để thanh lọc não, chụp ảnh thanh lọc faceboook, đó là nhu cầu tất yếu”.
Theo Nam Hải/VietnamNet

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.