Đại đội trưởng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại Mạng lưới thầy thuốc đồng hành, bác sĩ quản lý các nhóm được gọi bằng nhiều cái tên như sếp, leader, nhóm trưởng, cơ trưởng. Thế nhưng, với 'quân số' mỗi nhóm từ 50 - 350 người, họ thường được ví von là các đại đội trưởng.
 

 
Bác sĩ quản lý Hà Thị Hương Giang
Bác sĩ quản lý Hà Thị Hương Giang


Mạng lưới thầy thuốc đồng hành (mạng lưới) với gần 10.000 y bác sĩ (BS), tình nguyện viên (TNV) được phân chia thành nhiều nhóm phụ trách các khu vực theo quận, huyện ở TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội... hỗ trợ các F0 tại nhà. Mỗi nhóm có 1 - 3 BS quản lý đóng vai trò hỗ trợ chuyên môn, điều phối công việc, kết nối với y tế địa phương, hỗ trợ chuyển cấp cứu và kiêm luôn chỗ dựa tâm lý, truyền thông nội bộ. Vì thế, các “đại đội trưởng” (ĐĐT) trở thành linh hồn của nhóm.


Đại đội trưởng là ai ?


Ở mạng lưới, ĐĐT là các BS quản lý nhóm, dù đã gặp mặt hay chỉ mới gọi điện lần đầu, mọi thành viên vẫn cảm nhận như thân thiết từ lâu rồi. Trong trận chiến khốc liệt với đại dịch Covid-19, các BS quản lý của mạng lưới ở khắp mọi miền vẫn hằng ngày chống dịch trực tiếp ở đơn vị, đồng thời hỗ trợ công việc chăm sóc từ xa của mạng lưới. Nhiều người trong số họ cũng đã chia tay các chiến sĩ của mình để Nam tiến và trở thành các BS chống dịch tuyến đầu. Dù đang đồng hành hay dõi theo từ xa, họ đều để lại trong tim đồng đội nhiều kỷ niệm khó phai. Bởi họ giải quyết mọi chuyện đầy trách nhiệm, nhanh gọn và dứt khoát. Họ động viên, chia sẻ, đồng hành và tạo động lực cho BS và TNV của mình.

Bác sĩ Hoàng Vũ Long, ĐĐT “nhiệt tình nhất vịnh Bắc bộ”
Bác sĩ Hoàng Vũ Long, ĐĐT “nhiệt tình nhất vịnh Bắc bộ”


Trong những ngày đầu tiên mạng lưới bắt đầu công việc tuyển dụng và đào tạo, tổ trợ lý vận hành băn khoăn: “Trong vài ngày cần làm việc với cả ngàn y BS, nội dung đào tạo dày, chăm sóc bệnh nhân có nhiều nguyên tắc, làm sao để hàng ngàn y BS và TNV có thể “vào nhịp”, làm sao để xử lý hàng ngàn câu hỏi của những người mới?”. Cuối cùng, phương án tổ chức chia nhân sự về 22 nhóm theo 22 quận, huyện của TP.HCM đã được đưa ra, cùng với đó là quyết định điều động các BS của Hội Thầy thuốc trẻ về nhận nhiệm vụ làm BS quản lý của 22 nhóm làm việc. Dựa theo tình hình của địa phương về số ca bệnh, mỗi nhóm có quân số khác nhau, có nhóm vài chục y BS và TNV, có nhóm lên tới cả trăm người. Nhóm nào nhiều bệnh nhân quá thì bổ sung thêm BS quản lý.

Mình ước từng giờ, từng phút, từng giây thấy lại nụ cười cô bán hủ tiếu, khói xe cầu Khánh Hội và ánh đèn màu đường Nguyễn Huệ.

TS-DS Hồ Thị Thanh Huyền


Như bất cứ TNV nào của mạng lưới, các BS quản lý cũng “học việc”. Họ trực tiếp thực hiện các cuộc gọi để hiểu quy trình chăm sóc và hiểu phần mềm; hướng dẫn lại cho thành viên của nhóm; họp các tối và chat liên tục để trao đổi chuyên môn với các BS quản lý khác và Ban điều hành; bàn cách làm sao giữ lửa cho thành viên nhóm mình; góp ý cải thiện hệ thống công nghệ... Khi mọi việc vào guồng, các BS quản lý lại tiếp tục tham gia hỗ trợ cho các nhóm mới lập như G23, 8 nhóm của Bình Dương, các nhóm của Hà Nội. Các BS quản lý chính là đầu mối kết nối hiệu quả, tận tâm, trách nhiệm. BS và TNV khi được hỏi đến BS quản lý của khu vực mình, chẳng ai bảo ai đều cùng một câu trả lời: “Bác nhanh, bản lĩnh mà ngầu lắm”.


Những bức thư đốn tim


Có hàng trăm bức tâm thư gửi tới các BS quản lý. Từ những bức thư dài đến những dòng ngắn gọn nhưng vẫn đầy yêu thương “Yêu anh không nói nhiều”. Có ĐĐT nhận được thư thủ thỉ: “Không nghĩ là mình được mọi người yêu thương nhiều đến như vậy”.

Bác sĩ quản lý Nguyễn Thị Mão. Ảnh: Mạng lưới TTĐH cung cấp
Bác sĩ quản lý Nguyễn Thị Mão. Ảnh: Mạng lưới TTĐH cung cấp



“Rượu đắng làm ta thấm cay/Chị cười là em nhớ ngay” là dòng miêu tả BS quản lý Hà Thị Hương Giang mà TNV Nguyễn Thị Phương Trà gửi cho “chị” leader của mình. Cũng gửi thư cho BS quản lý này, BS Đỗ Vân Anh dí dỏm: “Biết mình lớn tuổi nhưng hay “ca-mơ-run”, ĐĐT lại khuyến khích điểm mạnh của “binh nhất” nên mình vững vàng nhanh chóng và tự tin đầy mình. Giờ thì mỗi ngày làm việc là một ngày đầy thách thức và thú vị. Khó quá đã có ĐĐT lo”. Còn BS quản lý Nguyễn Thị Mão làm sao không “rung rinh” khi nhận được những lời yêu thương rằng: “Nàng Miu đó chính là BS quản lý Nguyễn Thị Mão. Nhìn ảnh đại diện của nàng, tớ nhớ đến một câu trong cuốn sách Nhà giả kim “Đôi mắt cho thấy sức mạnh của tâm hồn”. Một BS có tâm hồn của một nàng thơ, dịu dàng mà đầm ấm nhưng cũng đầy cương nghị”.


Nam BS quản lý “nhiệt tình nhất vịnh Bắc bộ” Hoàng Vũ Long thì được TNV Quỳnh Chi nhận xét: “ĐĐT là người làm được mà... chơi cũng được”. TNV này còn rất dễ thương “cà khịa” khi bật mí một bí mật của ĐĐT: “Trong tay ĐĐT lúc này, chúng tôi tin là có một list rất dài đặc sản của các vùng miền. Thực ra, anh không phải là người hay đi du lịch nên biết nhiều đâu. Câu trả lời nằm ở cú pháp giới thiệu của các thành viên mới do anh tạo ra: họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi công tác, và đặc biệt là quê ở đâu, có đặc sản gì”. Cũng từ cú pháp này, anh có thêm biệt danh “thánh ké” (tức là đi đến đâu cũng sẽ ghé). Cô còn “tám” tiếp: “Nói nốt một câu nữa thôi nhé. Câu nói nổi tiếng của ĐĐT là “Ghim của anh đâu? Ôi cái ghim thần thánh của tôi đâu rồi?”. Nói nốt một câu thực sự nghiêm túc “Yêu gia đình 786 lắm lắm!”.

Những lá thư đầy cung bậc cảm xúc gửi đại đội trưởng. Ảnh: Chụp màn hình
Những lá thư đầy cung bậc cảm xúc gửi đại đội trưởng. Ảnh: Chụp màn hình


Có những ĐĐT đã gửi gắm lại “quân sĩ” của mình cho các BS quản lý khác để trực tiếp trở thành một áo trắng tuyến đầu. Trong bức thư gửi BS quản lý Nguyễn Thị Xuyến và BS quản lý Dương Văn Hiếu, TS-DS Hồ Thị Thanh Huyền viết: “Ngày hôm nay, BS Hiếu và BS Xuyến sẽ không trả lời trên GAPO, trên Callio nữa, có chút gì tiếc nuối, có chút gì nhớ thương từ nhóm 785. Nhưng các bạn cũng như mình thấy được tấm lòng của hai BS, thấy được mong muốn trực tiếp chăm sóc, trả lời... từng bệnh nhân ngay tuyến đầu chống dịch Q.7 và H.Nhà Bè... Mình ước từng giờ, từng phút, từng giây thấy lại nụ cười cô bán hủ tiếu, khói xe cầu Khánh Hội và ánh đèn màu đường Nguyễn Huệ. Mình sẽ được mời hai BS của nhóm ly cà phê sữa đá Hồ Con Rùa. Nhóm 785 với hơn 300 BS, TNV từ mọi miền Tổ quốc kết nối qua zoom với nụ cười rạng rỡ khi tự hào khoe bệnh nhân khỏe hoàn toàn”.

(còn tiếp)

“Có lần các BS quản lý có dấu hiệu xuống tinh thần, Th.S-BS Nguyễn Thị Hải Liên - phụ trách Tổ cấp cứu của mạng lưới, nhắn: “Anh chị vất vả quá, nhưng đừng bỏ Sài Gòn nha. Sài Gòn cần anh chị lắm”. Lời nhắn gửi dịu dàng, dễ thương đó khiến đồng loạt BS quản lý nhắn lại: “Sài Gòn yên tâm, mình không bỏ”. Vậy đó, mọi người cứ mệt thì kể nhau nghe chứ không bỏ đồng bào được”, thành viên của mạng lưới tâm sự.


Theo Quang Viên (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Pháo đài Đồng Đăng - kỳ 5: Sức sống thị trấn miền biên viễn

Tự hào là mảnh đất “phên dậu” của đất nước, nơi có các di tích lịch sử oai hùng như: Pháo đài Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trỗi mình sau cuộc chiến biên giới 1979, trở thành điểm đến của du khách muôn phương.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

Người 'dò đường' cho lính 'mũ nồi xanh'

…Từ Nam Sudan, đất nước vẫn còn non trẻ và đầy rẫy bất ổn này, chúng tôi thấy những gam màu ảm đạm: màu vàng của sa mạc, màu nâu của bùn đất, màu đen của những khẩu súng và đặc biệt là hình ảnh vô cùng đáng thương của những đứa trẻ chăn bò.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.