Đặc sắc đêm trình diễn "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Chương trình trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tối 28/6 đã giới thiệu đến công chúng 21 bộ sưu tập với hơn 1.000 mẫu áo dài của 21 nhà thiết kế trong cả nước.

 

 Ảnh minh họa. (Nguồn: baodantoc.vn)
Ảnh minh họa. (Nguồn: baodantoc.vn)



Chương trình trình diễn “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tối 28/6 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã giới thiệu đến công chúng 21 bộ sưu tập với hơn 1.000 mẫu áo dài của 21 nhà thiết kế trong cả nước.

Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức.

Trong đêm trình diễn, khu vực giếng Thiên Quang trong Khu Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám trở nên lung linh, trên nền các khúc ca truyền thống của các di sản văn hóa, công chúng được chứng kiến những hình ảnh, vẻ đẹp của 21 di sản văn hóa của Việt Nam đã được UNESCO công nhận, được các nhà thiết kế đưa lên những tà áo dài truyền thống, đầy tinh tế với những thông điệp ý nghĩa.

21 bộ sưu tập tham dự lần này được các nhà thiết kế lấy cảm hứng từ các di sản như: “Vịnh Hạ Long” (nhà thiết kế Nguyễn Thúy); “Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc” (nhà thiết kế Vũ Trần Đức Hải); “Danh thắng Tràng An”(nhà thiết kế Hùng Việt); “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” (nhà thiết kế Minh Minh); “Cao nguyên đá Đồng Văn” (nhà thiết kế Hoài Nguyễn); “Hoàng thành Thăng Long” (nhà thiết kế Nhi Hoàng);

“Ca Trù” (nhà thiết kế Hà Duy); “Tín ngưỡng thờ Mẫu” (nhà thiết kế Trần Thiện Khánh); “Hát Xoan”(nhà thiết kế Công Huân); “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” (nhà thiết kế Trịnh Bích Thủy); “Thành nhà Hồ” (nhà thiết kế Lan Hương); “Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh”(nhà thiết kế Thanh Thúy); “Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng” (nhà thiết kế Trần Thanh Mẫn);

“Đờn ca tài tử Nam Bộ” (nhà thiết kế Minh Hạnh); Quần thể di tích Cố đô Huế” (nhà thiết kế Phương Thanh); “Nhã nhạc cung đình Huế” (nhà thiết kế Ngọc Hân); “Phố cổ Hội An” (nhà thiết kế Chula); “Bài Chòi” (nhà thiết kế Cao Minh Tiến); “Thánh địa Mỹ Sơn” (nhà thiết kế Cao Duy); “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” (nhà thiết kế Trung Beret); “Đờn ca tài tử Nam Bộ” (nhà thiết kế Huệ Thi).

Có thể nói, đây là cuộc "ra quân" về áo dài lớn nhất từ trước đến nay, với ý tưởng gắn các di sản vào chiếc áo dài sẽ tạo ra một diện mạo mới sinh động hơn.

Với mục đích xác định áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, định vị áo dài bằng tính pháp lý thông qua những sáng tạo của các nhà thiết kế tâm huyết với áo dài, những giá trị văn hóa từ di sản đã được thế giới công nhận và ngưỡng mộ sẽ như một tấm thẻ thông hành, để áo dài được xác định nguồn gốc, dù đi đến đâu và xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên trái đất này, áo dài của Việt Nam sẽ không bị nhầm lẫn với bất kỳ một trang phục nào khác trên thế giới.

Theo Ban tổ chức chương trình, thông qua những sáng tạo nghệ thuật đầy tâm huyết của các nhà thiết kế, chương trình sẽ góp phần định danh, định vị áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, đúng với tình cảm thiêng liêng của người dân Việt dành cho chiếc áo dài, đúng với vẻ đẹp và sự tự hào vốn có của một chiếc áo đại diện hình ảnh của dân tộc.

 

Theo Phương Lan (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

(GLO)- Hiện nay, cộng đồng người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vẫn giữ được nhiều nghi lễ độc đáo. Trong đó, lễ cúng kết nghĩa buôn làng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.