Đặc sắc, ấn tượng Lễ hội áo dài Hội An, danh thắng Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 200 người mẫu, diễn viên đã biểu diễn 18 bộ sưu tập của 18 nhà thiết kế nổi tiếng trong nước với sự thưởng lãm, ủng hộ của hơn 3.000 du khách.

 

 Áo dài được biểu diễn tại sân khấu thực cảnh Ký ức Hội An rộng 25.000m2. (Nguồn: VGP)
Áo dài được biểu diễn tại sân khấu thực cảnh Ký ức Hội An rộng 25.000m2. (Nguồn: VGP)



Tối 14/6, Lễ hội áo dài Hội An, danh thắng Việt Nam đã diễn ra tại Công viên Ấn tượng Hội An, thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam).  

Hơn 200 người mẫu, diễn viên đã biểu diễn 18 bộ sưu tập của 18 nhà thiết kế nổi tiếng trong nước với sự thưởng lãm, ủng hộ của hơn 3.000 du khách.

Với ý nghĩa "Văn hóa là hồn cốt của dân tộc," Lễ hội nhằm để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, qua đó giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước về những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc với các kỳ quan thiên nhiên nhiên, di tích lịch sử gắn với bao chiến công hào hùng của quân, dân ta trong suốt chiều dài dựng và giữ nước của dân tộc.

Buổi lễ đã khái quát, giới thiệu với tất cả mọi người về chiếc áo dài gắn với từng giai đoạn phát triển của đất nước, gắn với bản sắc văn hóa đặc trưng của từng vùng miền trên suốt chiều dài hình chữ S của đất nước.

Tất cả đời sống văn hóa của con người Việt Nam trên mọi vùng miền trên đất nước đã được các diễn viên, người mẫu tái hiện sống động và đặc sắc tại lễ hội.

Tại lễ hội, các diễn viên và người mẫu đã tái hiện lên tinh thần bất khuất, kiên cường, không bao giờ lùi bước trước bất kỳ kẻ thù, khó khăn nào nhưng vẫn luôn gìn giữ được bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Theo bà Vũ Thị Phương, Giám đốc Grant Hospitality (đơn vị tổ chức Lễ hội Áo dài Hội An, danh thắng Việt Nam), để bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, hàng năm, Grant Hospitality sẽ tổ chức một show diễn gắn với một chủ đề, một di sản văn hóa của dân tộc.

Theo Trịnh Bang Nhiệm (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.